Được triển khai tại Thái Bình từ tháng 6/2019, đến nay, dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu có năng suất, chất lượng an toàn trong chăn nuôi nông hộ” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tài trợ đã thực sự phát huy hiệu quả, giúp tăng thêm nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.
Mô hình nuôi gà ri lai vàng rơm theo dự án của gia đình ông Nguyễn Đức Thịnh (xã Đông Hà, huyện Đông Hưng).
Gia đình ông Nguyễn Đức Thịnh, thôn Bắc Song, xã Đông Hà (Đông Hưng) là 1 trong 10 hộ được hưởng lợi từ dự án. Gia đình ông được cung cấp 700 con gà ri lai vàng rơm. Đến nay, sau hơn 4 tháng nuôi, đàn gà phát triển tốt. Với giá bán bình quân 62.000 đồng/kg, gia đình ông thu được 95 triệu đồng. Sau khi trừ mọi chi phí còn thu lãi trên 21 triệu đồng, tăng gấp nhiều lần so với nuôi gà bằng kỹ thuật thông thường.
Ông Thịnh cho biết: Trước đây gia đình tôi nuôi gà bằng kỹ thuật thông thường, tiêu tốn 3kg thức ăn/1kg tăng trọng. Nhưng nuôi theo quy trình dự án, gia đình tôi đã giảm được chi phí thức ăn khi chỉ phải tiêu tốn 2,6kg thức ăn/1kg tăng trọng. Với quy trình chăm sóc nghiêm ngặt, an toàn, tỷ lệ gà mắc bệnh ít. Gà trống đạt từ 2,3 – 2,5kg, gà mái đạt từ 1,8 – 2,1kg.
Với mục tiêu chuyển giao một số giống gà được công nhận tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng gà thịt trong chăn nuôi nông hộ và nâng cao nhận thức, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi, dự án chăn nuôi gà thịt lông màu đã cung cấp 7.000 con gà giống cho 10 hộ chăn nuôi tại hai xã Đông Hà (Đông Hưng) và Nam Hà (Tiền Hải). Các hộ được lựa chọn tham gia dự án đều là những hộ có chuồng trại bảo đảm, có kỹ thuật chăn nuôi và khả năng đối ứng nguồn thức ăn. Mỗi hộ được cung cấp miễn phí 700 con gà giống lương phượng hoặc gà ri vàng rơm, được hỗ trợ 30% thức ăn và chi phí vắc-xin. Việc tập huấn cho các hộ tham gia dự án đã được tiến hành trước khi cấp phát giống, vật tư để bảo đảm cho các hộ có kiến thức cần thiết và nắm vững các thao tác thực hành về chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà. Cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các chủ hộ tham gia mô hình thực hiện đúng quy trình kỹ thuật theo yêu cầu. Đến nay, qua hơn 4 tháng chăn nuôi, đàn gà phát triển khá tốt, độ đồng đều cao, gà khỏe mạnh, không mắc các loại dịch bệnh nghiêm trọng. Gà đạt tỷ lệ nuôi sống từ 95 – 98%, trọng lượng bình quân 2,2kg, tiêu tốn 2,6kg thức ăn/1kg tăng trọng. Các chỉ tiêu kỹ thuật đều đạt và vượt so với yêu cầu của dự án. Với giá bán trung bình 60.000 đồng/kg, dự án cho doanh thu hơn 943 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí còn thu lãi gần 256 triệu đồng, trong đó 5 hộ dân xã Đông Hà thu lãi hơn 97 triệu đồng, 5 hộ dân xã Nam Hà thu lãi hơn 158 triệu đồng.
Ông Phạm Văn Tiệp, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Đông Hà cho biết: Đây là lần đầu tiên dự án chăn nuôi gà thịt lông màu được triển khai tại xã Đông Hà với 5 mô hình tại 5 hộ dân. Kết quả mà dự án mang lại rất khả quan với tỷ lệ gà nuôi sống đạt 98,4%. Đến thời điểm hiện tại, trung bình mỗi gia đình thu lãi 20 triệu đồng. Chúng tôi đang khuyến khích những hộ chăn nuôi gà trong thôn, trong xã sang học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào mô hình chăn nuôi của gia đình mình.
Dự án chăn nuôi gà thịt lông màu đã giúp người chăn nuôi tiếp cận và áp dụng đồng bộ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phương pháp quản lý, xử lý đối với từng loại chất thải và môi trường chăn nuôi như: dùng đệm lót sinh học để xử lý phân, kết hợp dùng các chế phẩm vi sinh phun xử lý mùi hôi, phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại để hạn chế mầm bệnh, ruồi muỗi, thường xuyên vệ sinh chuồng trại chăn nuôi và khu vực vườn chăn thả… do đó đã giảm đáng kể ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi gây ra. Đặc biệt, trong suốt thời gian triển khai mô hình không xảy ra dịch bệnh. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân trong vùng được nâng cao. Thông qua việc triển khai dự án còn làm giảm chi phí chăn nuôi, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời, từng bước tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người nông dân.
Với những hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường như vậy, dự án đã được các cấp chính quyền và bà con nông dân đánh giá cao.
Ông Lê Duy Quang, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh cho biết: Năm 2019 là năm thứ ba dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu có năng suât, chất lượng an toàn trong chăn nuôi nông hộ” được triển khai tại Thái Bình. Đến nay đã có 30 gia đình ở 6 xã thuộc các huyện Thái Thụy, Kiến Xương, Vũ Thư, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Tiền Hải được hưởng lợi từ dự án. Để dự án đạt được hiệu quả, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tích cực phối hợp với hội chữ thập đỏ các huyện tổ chức tập huấn, tuyên truyền kỹ thuật cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các hộ mới tiếp cận với chăn nuôi gà thả vườn để họ từng bước phát triển chăn nuôi, cải thiện điều kiện sống. Tổ chức nghiệm thu khi gà đạt 12 – 14 tuần tuổi giúp các hộ chăn nuôi chủ động trong việc bán sản phẩm. Thời gian tới, Hội Chữ thập đỏ tỉnh mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa của Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để có ngày càng nhiều mô hình nuôi gà hiệu quả, khuyến khích người chăn nuôi phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn, năng suất, chất lượng và bền vững.
Thu Hoài
Nguồn: Báo Thái Bình
- chăn nuôi gà thịt li>
- chăn nuôi gà thịt lông màu li>
- chăn nuôi gà li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất