Để đánh giá hiệu quả của lá cây Xuân Hoa, ở cả hai dạng bột sấy khô và dạng chiết xuất làm sirô trong phòng và trị tiêu chảy heo con. 373 heo theo mẹ và 400 heo sau cai sữa được sử dụng trong 6 thí nghiệm thực hiện tại Trại Thực Nghiệm khoa Nông Nghiệp trường Đại học Cần Thơ và Xí nghiệp Chăn Nuôi heo Miền Tây thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả thu được cho thấy: với liều 0,2g/kgP/ngày bột lá Xuân Hoa phòng bệnh tiêu chảy cho hiệu quả cao nhất về tốc độ tăng trọng, số lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, tỉ khối hồng cầu và phòng tiêu chảy tốt; sử dụng sirô Xuân Hoa liều 0,05g/kgP cho hiệu quả cao nhất trong điều trị tiêu chảy heo con. Từ kết quả đạt được dẫn đến kết luận lá Xuân Hoa ở dạng sấy khô hay dạng chiết xuất đều có thể thay thế tốt các loại thuốc kháng sinh trong phòng ngừa và điều trị bệnh tiêu chảy heo con.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chứng tiêu chảy ở heo con là mối quan tâm hàng đầu của các nhà chăn nuôi vì làm giảm năng suất heo con và có thể dẫn đến chết. Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trị tiêu chảy heo con. Nhưng sự tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật hiện đang là vấn đề được quan tâm. Dư lượng kháng sinh tích luỹ trong sản phẩm động vật gây độc tính và có thể gây dị ứng đối với người sử dụng. Quan trọng hơn nữa, vi khuẩn còn phát triển sự đề kháng và truyền kháng, gây ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc điều trị cho người. Vì vậy, hiện nay trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, người chăn nuôi đã tìm cách giảm sử dụng kháng sinh để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng. Kháng sinh dần dần được thay thế bằng các chế phẩm sinh học và dược thảo. Ở Việt Nam, có nhiều loại cây cỏ đã được dân gian sử dụng trị bệnh cho người lẫn gia súc. Hiện nay, cây Xuân Hoa mới được phát hiện và đã được sử dụng trong dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở người rất hiệu quả, dù chưa có những nghiên cứu khoa học chứng minh về hiệu quả điều trị. Do đó, nghiên cứu hiệu quả của cây Xuân Hoa trong phòng trị tiêu chảy heo con được thực hiện.
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.1 Vật liệu thí nghiệm
– Cotrimoxazole là sản phẩm của công ty Dược Phẩm và Thiết Bị Cửu Long (chứa 800 mg sulfamethoxazole và 160mg trimethoprim trong viên 960mg).
– Coli-Norgent là sản phẩm của công ty Vemedim (chứa 12.500.000UI colistin, 2g norfloxacin, 1g gentamicin và 1g trimethoprim trong 100g bột).
– Aralis là sản phẩm của công ty Vemedim (chứa12,5 mg apramycin, 50.000.000 IU colistin, 500 mg thiamin và 50 mg atropine).
– Vi khuẩn: Staphylococcus aureus ATCC 25923 (ATCC: American type culture collection), Streptococcus faecalis ATCC 29212, Escherichia coli (E. coli) ATCC 25922, Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853, Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) ATCC 43300, vi khuẩn: Proteus, Shigella và Salmonella được phân lập ở thực địa và E. coli K88, K99 và F987 được phân lập từ phân heo thí nghiệm bị tiêu chảy tại Xí nghiệp Chăn Nuôi heo Miền Tây.
– Bột Xuân Hoa: lá Xuân Hoa (XUÂN HOA) sấy khô đến khi khô dòn (đạt trọng lượng bằng 20% trọng lượng ban đầu với ẩm độ khoảng 8%), sau đó nghiền mịn được bột XUÂN HOA.
– Sirô XUÂN HOA: chiết tách lá XUÂN HOA bằng methanol được cao XUÂN HOA (đạt trọng lượng bằng 1,5% trọng lượng ban đầu, ẩm độ 30,66%), pha cao XUÂN HOA với dung dịch đường được sirô XUÂN HOA.
– Heo con: 773 con
2.2 Phương pháp thí nghiệm
– Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC): dùng phương pháp pha loãng trong thạch
– Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên và được thực hiện tại 2 trại: Xí nghiệp Chăn Nuôi Heo Miền Tây và Trại Chăn Nuôi Thực Nghiệm trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT).
Bố trí thí nghiệm phòng bệnh được trình bày qua Bảng 1
(1)Heo được điều trị ít nhất 3 ngày (khi phân trở lại bình thường sẽ được điều trị tiếp2 ngày)
(2)Sirô XUÂN HOA với liều 0,1 g (tính trên cao XUÂN HOA) tương đương 1 ml
P: Trọng lượng của heo.
3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Hiệu quả phòng bệnh
Khi cung cấp bột XUÂN HOA cho heo tác dụng tốt trên tăng trọng, chỉ tiêu sinh lý máu và phòng tiêu chảy. Tác dụng của bột XUÂN HOA trên heo sau cai sữa cho hiệu quả tương tự như ở heo con theo mẹ: sử dụng bột XUÂN HOA ở liều 0,2 g/kg P/ngày cho hiệu quả cao nhất, mặc dù bột XUÂN HOA ở các liều khác nhau đều cho thấy rõ tác dụng tốt so với đối chứng (bảng 3).
Trong thí nghiệm trên heo sau cai sữa, suốt thời gian thí nghiệm không có heo bị tiêu chảy ở nghiệm thức thí nghiệm lẫn đối chứng nên càng thấy rõ tác dụng tốt của bột XUÂN HOA trên tăng trọng, số lượng hồng cầu, tỉ khối hồng cầu và hàm lượng hemoglobin của heo con khi bổ sung bột XUÂN HOA vào khẩu phần (bảng 3).
3.2 Hiệu quả điều trị
3.2.1 Kết quả chỉ số MIC của sirô Xuân Hoa và kháng sinh sử dụng điều trị
Kết quả chỉ số MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) của Cotrimoxazole, Coli-norgent và sirô XUÂN HOA được trình bày qua bảng 4.
Qua kết quả ở bảng 4 cho thấy chỉ số MIC của sirô XUÂN HOA trên vi khuẩn chuẩn của Mỹ hay vi khuẩn được phân lập từ thực địa như nhau (512 g/ml) trong khi Cotrimoxazole có tác dụng mạnh trên E. coli ATCC 25922 và Salmonella typhi (MIC = 4 g/ml), nhưng tác dụng trên Shigella phân lập từ thực địa và E. coli được phân lập từ phân heo thí nghiệm bị tiêu chảy thì yếu hơn (512 g/ml) và Coli-norgent cũng tương tự vậy (với MIC = 50-200 g/ml).
Như vậy, Cotrimoxazole và Coli-norgent đã bị E. coli đề kháng thuốc trong khi chưa phát hiện ở sirô XUÂN HOA.
3.2.2 Kết quả điều trị
Kết quả điều trị của sirô XUÂN HOA so với kháng sinh được trình bày qua bảng 5 và bảng 6.
Qua bảng 5 cho thấy sử dụng sirô XUÂN HOA liều 0,05 g/kg P điều trị tiêu chảy heo con theo mẹ và sau cai sữa đều cho hiệu quả tốt, hơn hẳn Cotrimoxazole liều 0,1 g/kg P hoặc Coli-norgent liều 0,1 g/kg P; không có sự khác biệt hiệu quả giữa 2 loại chế phẩm Cotrimoxazole và Coli-norgent cũng như so với sirô XUÂN HOA liều 0,03 g/kg P hay sirô XUÂN HOA liều 0,1 g/kg P.
So với Aralis, sử dụng sirô XUÂN HOA liều 0,05 g/kg P điều trị tiêu chảy heo theo mẹ cho hiệu quả tốt hơn, thể hiện rõ ở số ngày tiêu chảy trung bình được rút ngắn (p<0,05); còn ở heo sau cai sữa thì sai khác không có nghĩa thống kê (Bảng 6).
Sử dụng bột XUÂN HOA hoặc sirô XUÂN HOA để phòng và trị tiêu chảy heo con đã cho hiệu quả tốt. Trong điều trị còn chứng tỏ hiệu quả bằng hoặc vượt trội hơn cả những kháng sinh mạnh đang được sử dụng điều trị tiêu chảy hiệu quả (Cotrimoxazole tiêu biểu cho nhóm sulfonamide hỗn hợp đặc trị tiêu chảy, Colinorgent gồm hỗn hợp 3 kháng sinh sát khuẩn kết hợp thêm trimethoprim và Aralis gồm hỗn hợp 2 loại kháng sinh sát khuẩn phối hợp thêm vitamin bồi dưỡng và atropine cầm tiêu chảy) là do lá XUÂN HOA có thành phần dưỡng chất cao, chứa men pseuderantin phân giải protein mạnh (Võ Hoài Bắc và Lê Thị Lan Oanh, 2003), chất ức chế M.A.O giúp tăng adrenaline nội sinh, chất triterpenoid saponin có tác dụng tốt trên sức khỏe như nhân sâm, các chất có tác dụng kháng khuẩn: acid salicylic, F1 và F3 (MIC>40 g/ml trên E.coli) (Trần Công Khánh et al., 1998), cũng như các chất có tác dụng kháng viêm, kháng vi rút, kích thích miễn dịch, tác dụng tốt trên sức đề kháng của heo như: 1-triacontanol, -sitosterol, apigenin và kaempferol (Phan Minh Giang et al., 2005). Kết quả chỉ số MIC (bảng 4) đã nói lên được hoạt tính kháng khuẩn, khả năng tác động trên các vi khuẩn gây tiêu chảy của lá XUÂN HOA và cũng cho biết được XUÂN HOA chưa bị đề kháng thuốc trong khi đã phát hiện hiện tượng kháng thuốc xảy ra với Cotrimoxazole và Coli-norgent, vì lá XUÂN HOA chứa phytoncid nên vi khuẩn khó phát triển tính đề kháng thuốc hơn các thuốc hóa học trị liệu.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
– Cây XUÂN HOA là cây thuốc mới giàu tiềm năng, có triển vọng thay thế kháng sinh trong phòng trị tiêu chảy heo con trong tương lai. Khi phòng tiêu chảy cho heo nên sử dụng dạng bột XUÂN HOA liều 0,2g/kgP và trị tiêu chảy heo con nên sử dụng sirô XUÂN HOA liều 0,05g/kgP.
– Cần nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của lá XUÂN HOA trên vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sinh để mở rộng ứng dụng cây XUÂN HOA trong lĩnh vực thủy sản.
Huỳnh Kim Diệu, Trường ĐH Cần Thơ
Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam
- phòng trị tiêu chảy li>
- tiêu chảy heo con li>
- Xuân hoa li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất