[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đắk Lắk là một trong các tỉnh bị ảnh hưởng lớn bởi hiện tượng El Nino gây ra thường xuyên bị hạn hán, đặc biệt là mùa khô 2015-2016. Nhằm mục tiêu giúp các hộ dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán giải quyết khó khăn trước mắt, phát triển chăn nuôi gà trên vùng hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng thu nhập, ổn định kinh tế xã hội tại địa phương, vì vậy, năm 2017-2018, được sự tài trợ của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk triển khai dự án: “Hỗ trợ khôi phục sinh kế của những người chăn nuôi gia cầm và các cộng đồng nông dân nghèo bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn do ảnh hưởng của El Nino gây ra” tại 3 huyện Ea Sup, CưMGar và Krông Buk có quy mô 11.700 con gà cho 585 hộ tham gia đã đạt được hiệu quả cao.
Lựa chọn đối tượng tham gia, nâng cao kiến thức chăn nuôi
Công tác lựa chọn địa điểm triển khai mô hình đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến sự thành công và nhân rộng của dự án. Trung tâm khuyến nông đã phối hợp với trạm Khuyến nông huyện và chính quyền địa phương có các cuộc khảo sát đánh giá tại các địa bàn triển khai. Do đó, trong quá trình lựa chọn điểm trình diễn bám sát vào tiêu chí của dự án đề ra là các địa điểm thực hiện dự án thuộc vùng bị ảnh hưởng bởi El Nino trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Lựa chọn các hộ tham gia phải đáp ứng được các tiêu chí và cam kết thực hiện theo đúng yêu cầu của dự án như sau: Là các hộ nghèo và cận nghèo ưu tiên phụ nữ là chủ hộ hoặc phụ nữa đơn thân, gia đình có phụ nữ mang thai và/hoặc đang có trẻ em dưới 5 tuổi, có người khuyết tật, là người dân tộc thiểu số, gia đình chính sách xã hội, người ốm kinh niên và người già trên 80 tuổi; Bị ảnh hưởng nặng bởi hạn hán, nhập mặn (nguồn cung lương thực, sinh kế và năng suất nông nghiệp, thiệt hại về số lượng và loại động vật nuôi do hạn hán; Chưa thể phục hồi hoàn toàn từ tổn thất/thiệt hại gây ra bởi hạn hán (so với tình trạng trước hạn hán); Chưa được nhận hoặc được nhận rất ít các viện trợ nhân đạo; Có khả năng (sức lao động) và cam kết sẵn sàng tiếp nhận giống vật tư.
Để nâng cao kiến thức cho bà con cách chăn nuôi phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu ở tại địa phương. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk cùng chính quyền địa phương tổ chức 12 lớp tập huấn kỹ thuật “Kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học và thực hành chăn nuôi tốt, kỹ thuật phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu” cho 600 nông dân tham gia tại các xã triển khai dự án. Phương pháp tập huấn lấy người học làm trung tâm, phương pháp thuyết trình có hình ảnh minh họa, phương pháp thảo luận nhóm, chú trọng thực hành theo phương pháp “Cầm tay chỉ việc”, tập huấn có sự tham gia kết hợp thực hành.
Qua các lớp tập huấn, bà con biết cách chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà theo hướng an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, kỹ thuật phòng chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, bà con được trực tiếp nhận xét và trao đổi, học hỏi lẫn nhau về kỹ thuật phát hiện và phòng trị bệnh cho gà từ đó rút kinh nghiệm và thực hiện vào thực tế sản xuất của gia đình đạt hiệu quả cao
Hỗ trợ kịp thời cho các hộ bị ảnh hưởng đạt kết quả cao
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Tổ chức FAO, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trạm Khuyến nông cùng chính quyền địa phương tại các huyện thuộc vùng dự án chuyển giao 11.700 con gà giống, 23.400 kg thức ăn hỗn hợp cho các hộ tham gia dự án (20 con gà và 40 kg thức ăn hỗn hợp/hộ), tổ chức tiêm phòng bệnh Newcastel và Cúm gia cầm cho toàn đàn gà của các hộ tham gia.
Lễ cấp phát gà giống và vật tư cho bà con tại xã Cư Né – huyện Krông Buk
Niềm vui của bà con khi được dự án hỗ trợ kịp thời
Kết quả cho thấy, đây là mô hình có đầu tư thấp, dễ học hỏi kỹ thuật; tận dụng được lao động phụ; quay vòng vốn nhanh; giống gà lai ri có sức đề kháng tốt, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi thả tại địa phương, dễ tiêu thụ, giá bán ổn định. Sau 3 tháng nuôi, gà có trọng lượng bình quân 1,77kg/con, tỷ lệ nuôi sống đạt 97%. Từ đàn gà của dự án hỗ trợ, một phần được bà con đã bán/giết thịt để cải thiện cuộc sống và tăng thu nhập, còn phần lớn được bà con giữ lại nuôi sinh sản để nhân đàn phát triển sản xuất chăn nuôi.
Dự án có tác động tích cực đối với phát triển sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi gà, chất lượng thịt cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Từ hiệu quả của dự án giúp bà con cải thiện sinh kế tăng thu nhập, hạn chế việc chặt phá rừng làm nương rẫy bảo vệ môi trường.
Về mặt xã hội, dự án triển khai đáp ứng nguyện vọng của người chăn nuôi và được bà con nông dân hưởng ứng tích cực. Dự án tác động không chỉ giúp nâng cao năng suất và chất lượng trong việc phát triển chăn nuôi gà mà còn giúp cho người chăn nuôi thay đổi tập quán chăn nuôi từ thả rông không có quản lý, không kiểm soát được dịch bệnh chuyển sang chăn nuôi có quy mô, có quản lý và kiểm soát được các yếu tố lây lan mầm bệnh hay biết cách xây dựng chuồng nuôi theo kỹ thuật. Đồng thời, giúp bà con còn biết cách chăn nuôi bền vững, bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của người chăn nuôi và cộng đồng.
Cao Phúc
Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk
- người chăn nuôi li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- El Nino li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất