Hội Chăn nuôi Hà Nội: Điểm sáng cho chăn nuôi Thủ đô - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Hội Chăn nuôi Hà Nội: Điểm sáng cho chăn nuôi Thủ đô

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hà Nội luôn có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, đứng Top đầu cả nước. Tính đến thời điểm tháng 12/2023, đàn gia cầm ước đạt 41,5 triệu con, tăng 2,4%; đàn lợn 1,5 triệu con, tăng 5%; đàn trâu, bò 158,5 ngàn con. Số lượng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện có 130 trang trại quy mô lớn, 1.593 trang trại quy mô vừa, 4.658 trang trại quy mô nhỏ, 173.708 hộ chăn nuôi. Góp phần vào thành quả đó phải kể đến vai trò của Hội Chăn nuôi Hà Nội (Hội).

     

    Theo ông Nguyễn Ngọc Giang, Chủ tịch Hội cho biết, “Năm 2023, tuy còn nhiều khó khăn nhưng chăn nuôi của Hà Nội vẫn ổn định, số lượng đàn và sản phẩm của gia súc gia cầm nhìn chung tăng so với năm 2022 và là một trong các địa phương chăn nuôi lớn của cả nước”.

     

    Mặc dù, tình trạng nhập khẩu thịt và nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới vào nước ta trong thời gian vừa qua vẫn diễn ra phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết, quản trị sản xuất kinh doanh và tác động đến thu nhập của người chăn nuôi, lợi nhuận của doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước… Trong bối cảnh đó, Ban Chấp hành Hội luôn động viên các hội viên và các chi hội duy trì hoạt động, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi.

     

    Củng cố, phát triển tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động

     

    Hội hiện có 43 chi hội thành viên với 4.650 hội viên là doanh nghiệp, chủ trang trại, nông hộ, nhà khoa học, nhà quản lý chăn nuôi. Trong năm 2023, Hội đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2023-2028, bầu Ban Chấp hành (BCH) với 29 Ủy viên, trong đó có 7 Ủy viên Ban Thường vụ. Hội luôn duy trì hoạt động của BCH và các chi hội với nội dung thiết thực như phòng chống dịch bệnh, ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, tổ chức liên kết để cung ứng vật tư, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn,…

     

    Thường trực Hội đã thường xuyên đôn đốc các chi hội hoạt động thông qua 5 buổi làm việc với chi hội cơ sở. Hội tiếp tục tuyên truyền để phát triển hội viên, hiện, có 6 cơ sở có nguyện vọng được kết nạp vào Hội. Đến nay, Ban Thường vụ đã ra quyết định thành lập chi hội chăn nuôi Tri Thủy. Thường xuyên báo cáo kết quả công tác tới Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Sở NN&PTNT, Sở Nội vụ, Hội Chăn nuôi Việt Nam.

     

    Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ

     

    Hội xác định hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ chăn nuôi cho hội viên và nông dân là nội dung quan trọng và chủ yếu. Thời gian qua, Hội đã biên soạn 8 tài liệu về kỹ thuật chăn nuôi, chế biến thức ăn, xử lý môi trường và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi để hướng dẫn hội viên và nông dân áp dụng.

     

    Năm 2023, Hội đổi mới phương pháp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật với nội dung theo yêu cầu sản xuất hoặc được các chi hội đề xuất nhằm bám sát thực tế và nhu cầu của hội viên. Tổ chức 5 buổi tập huấn cho trên 350 hội viên và nông dân, tổ chức 2 hội thảo chuyên đề với trên 170 người tham gia.

     

    Công tác nghiên cứu khoa học của Hội trong năm qua đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận như: Chi hội Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội nghiên cứu nuôi bò đực nhập ngoại, sản xuất tinh cọng rạ, sản xuất tinh phân ly giới tính; Chi hội TTNC Bò và đồng cỏ Ba Vì lai tạo bò thịt từ bò hướng sữa với bò Wayzu với giá bán 3 triệu đồng/kg; Chi hội xã Mai Đình nghiên cứu phát triển nuôi ốc nhồi thương phẩm, thu nhập trên 3,2 tỷ đồng…

     

    Hội đã tổ chức chuyển giao công nghệ mới cho hội viên và nông dân một số công nghệ như: Công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi; Chế biến và bảo quản phụ phẩm nông nghiệp; Công nghệ sản xuất thức ăn hỗ hợp (TMR)… Tập huấn hướng dẫn quy trình chăn nuôi gà đồi, nuôi vịt trên cạn, kỹ thuật chăn nuôi gia súc công nghệ cao…

    Lãnh đạo Hội Chăn nuôi Việt Nam trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu của Hội Chăn nuôi Hà Nội

     

    Hoạt động tư vấn, phản biện

     

    Hội đã tham gia tư vấn, phản biện đóng góp ý kiến về xây dựng nhiều dự thảo Luật, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi, một số chính sách chăn nuôi của Thành phố, tham gia các hội thảo của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Hội đã tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND cuat HĐND Thành phố với hơn 120 người tham dự.

     

    Hội đã tư vấn cho một số trang trại và doanh nghiệp phát triển chăn nuôi sinh học, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt tiếp tục tư vấn dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu, lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt Sind thành đàn bò lai F1BBB hướng thịt trên địa bàn Thành phố Hà Nội” của Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội.

     

    Phát huy các điển hình chăn nuôi tiên tiến

     

    Chi hội chăn nuôi xã Phù Lưu (Ứng Hòa) hội viên giúp nhau vay vốn, vật tư chăn nuôi để phát triển đàn gia súc gia cầm, phối hợp với thú y xã tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc. Đến nay, toàn xã đã có trên 5.000 lợn thịt, 800 lợn nái… tạo thu nhập cho nhiều hộ dân.

     

    Chi hội chăn nuôi xã Bắc Phú (Sóc Sơn), đã phát triển mô hình chăn nuôi lợn, nuôi gà kết hợp xử lý phân để bón hoa, cây cảnh. Khép kín vừa chăn nuôi, vừa chế biến thức ăn, vừa sơ chế thịt lợn…

     

    Chi hội xã Thụy An đã giúp nhiều hội viên phát triển trang trại chăn nuôi gà với quy mô 3.000-5.000 gà thịt, 1.000 gà mái đẻ, lập xưởng chế biến thức ăn, xưởng sơ chế gà thịt, từ đó giúp hội viên giảm khó khăn, duy trì chăn nuôi.

     

    Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà nội tiếp tục phát triển dự án chăn nuôi bò chất lượng cao, sản xuất tinh bò, nghiên cứu sản xuất phôi bò, hàng năm cung ứng  trên 250.000 liều tinh lợn, trên 100.000 liều tinh bò. Tiếp tục mở rộng phát triển giống bò F1BBB giúp nâng tầm nông nghiệp thủ đô.

     

    Công ty Cổ phần sữa Ba Vì đã hỗ trợ tư vấn cho trên 500 hộ nuôi bò sữa, tổ chức tập huấn kỹ thuật vắt sữa, vệ sinh, bảo quản sữa nguyên liệu, thu mua trên 10.000 tấn sữa với giá hợp lý, giúp người nuôi bò sữa có lãi và giải quyết việc làm.

     

    Chi hội HTX chăn nuôi và DVTH Hòa Mỹ thực hiên chăn nuôi theo quy trình khép kín, liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho thành viên. Hiện, HTX có 1.500 lợn nái, 90 lợn đực giống, 10.000 lợn thịt thương phẩm. HTC làm theo mô hình “Thịt sạch từ trang trại đến bàn ăn” đưa vào sản xuất công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP.

     

    Ghi nhận thành tích thi đua của Hội Chăn nuôi Hà Nội, các chi hội và các cá nhân, năm 2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội đã tặng bằng khen 4 tập thể, 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động Hội. Hội Chăn nuôi Việt Nam đã tặng bằng khen cho 4 tập thể, 8 cá nhân của Hội.

     

    TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, thời gian tới, chăn nuôi Hà Nội sẽ gặp nhiều khó khăn do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, cùng với việc 5 huyện có lộ trình lên quận sẽ hạn chế việc phát triển chăn nuôi. Bên cạnh đó, mạng lưới giết mổ đã được phê duyệt, quy định rõ nhưng việc triển khai khó khăn do bất cập về cơ chế chính sách, đất đai, thu hút doanh nghiệp. Cùng với việc xuất hiện nhiều biến chủng của các bệnh truyền nhiễm; biến động thị trường quá lớn, giá thức ăn chăn nuôi… đã khiến người chăn nuôi gặp khó khăn.

     

    Định hướng chăn nuôi Hà Nội thời gian tới sẽ không tăng số lượng mà chỉ tăng chất lượng; chăn nuôi gắn với phát triển du lịch. Quy hoạch theo vùng và công nghệ cao, gắn sơ chế và chế biến sâu; tập trung sản xuất con giống và hợp tác chăn nuôi thương phẩm với các tỉnh. Đẩy mạnh xây dựng liên kết chuỗi đảm bảo an toàn thực phẩm và để chăn nuôi bền vững cũng như chăn nuôi đảm bảo an toàn môi trường và an toàn dịch bệnh; thu hút các doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi, chế biến, giết mổ.

     

    Chính vì vậy, hoạt động của Hội Chăn nuôi Hà Nội cần có những điều chỉnh cho phù hợp với xu thế chung. Trong đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện, bám sát nhu cầu thực tiễn để đưa ra những tư vấn phù hợp. Dự báo xu thế thị trường để định hướng cho ngành chăn nuôi Thủ đô. Đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc xin, kiểm soát nhập lâu gia súc, gia cầm, nhập khẩu thịt động vật. Huy động thành viên Hội trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, các nhà chuyên gia, quản lý cùng chung tay vào các hoạt động chung của ngành chăn nuôi. Tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về vùng cấm trong chăn nuôi, các điểm nóng về giết mổ gia súc, gia cầm, môi trường trong chăn nuôi…

     

    Theo ông Nguyễn Đình Đảng, Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội cho biết, “Gía trị chăn nuôi của Hà Nội còn rất lớn, chính vì vậy, Hội Chăn nuôi Hà Nội cần tư vấn, định hướng cho ngành chăn nuôi Thủ đô phù hợp với nhu cầu thị trường, trong đó, tập trung phát triển những sản phầm chăn nuôi có giá trị cao, gắn liền với thương hiệu, đặc trưng của địa phương. Chú trọng vào nguồn giống, điều chỉnh cung-cầu phù hợp, gắn kết các hội viên nhằm tăng cường trao đổi thông tin về khoa học kỹ thuật, quy mô, mô hình sản xuất, tình hình dịch bệnh, giá cả thị trường, chính sách pháp luật… để Hội trở thành ngôi nhà chung của người chăn nuôi”.

     

    Thu Hằng

     

    Ông Nguyễn Ngọc Giang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội: Hỗ trợ, tư vấn các chính sách đặc thù về chăn nuôi

     

    Năm 2024, Hội Chăn nuôi Hà Nội tiếp tục củng cố tổ chức Hội, tập trung nâng cao hiệu quả của các Chi hội, phối hợp trực tiếp với Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y để xây dựng hệ thống các Chi hội. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để thu hút các hội viên, đặc biệt là các doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại trong và ngoài thành phố. Phấn đấu năm 2024 kết nạp thêm 2-4 Chi hội mới.

     

    Tăng cường hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật với 5-8 lớp tập huấn, 1-2 hội thảo khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình tiên tiến, tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan.

     

    Tiếp tục tham gia tư vấn, phản biện, tham mưu đề Thành phố có các chính sách giành quỹ đất cho chăn nuôi, hỗ trợ việc di dời tại các vùng không được phép chăn nuôi theo quy định của HĐND Thành phố. Phát triển chăn nuôi công nghệ cao, chăn nuôi tuần hoàn, hữu cơ.

     

    Phối hợp với các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT làm tốt công tác tham mưu, tư vấn chính sách hỗ trợ đặc thù về phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh, trong đó, tập trung phát triển giống, liên kết, xử lý môi trường chăn nuôi, giết mổ tập trung. Thực hiện tốt việc tuyên truyền các chủ trương, chín sách đến các hội viên và người chăn nuôi nhất là các quy định mới cuat Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Luật An toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng cho hội viên và người dân trên địa bàn Thành phố.

     

    Thu Hằng

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.