Hội Chăn nuôi Hà Nội: Hướng tới đổi mới và hoạt động thiết thực
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Hội Chăn nuôi Hà Nội: Hướng tới đổi mới và hoạt động thiết thực

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 14/4/2018, tại Hà Nội, Hội Chăn nuôi Hà Nội tổ chức Đại hội, tổng kết nhiệm kỳ V (2012-2017) và đề ra phương hướng hoạt động nhiệm kỳ VI (2017-2022).

     

    Đến dự Đại hội có đại diện: Sở Nội vụ Hà Nội, Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Nội, Hội Chăn nuôi Việt Nam; Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam; Hội Làm vườn TP Hà Nội; Hội Thú y Hà Nội; Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam; Ủy viên Ban chấp hành khóa V; Những hội viên, cán bộ ở Các chi hội xuất sắc và Chi hội cơ sở.Hội Chăn nuôi Hà Nội: Hướng tới đổi mới và hoạt động thiết thực

    Toàn cảnh Đại hội

     

    Ông Bùi Tuấn Khải, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội khóa V, cho biết, nhiệm kỳ V (2012-2017) của Hội được thực hiện trong điều kiện chăn nuôi có có cả những thuận lợi và khó khăn.

     

    Về thuận lợi, nhu cầu về thực phẩm như thịt, trứng, sữa tươi của Hà Nội ngày càng tăng, yêu cầu và tạo thị trường cho chăn nuôi phát triển. UBND thành phố đã có định hướng cho phát triển chăn nuôi theo hướng chất lượng cao, an toàn.

     

    Về khó khăn, nền kinh tế của Việt Nam và Hà Nội ngày càng phát triển, song biến động về lạm phát, giá cả vật tư tăng cao, sức mua giảm sút, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chất lượng cao, an toàn và đa dạng đòi hỏi chăn nuôi phải thích ứng trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ năng suất thấp, tự phát, giá thành cao nên phát triển không bền vững. Những năm gần đây, 2 năm 2016-2017 giá bán lợn, gà công nghiệp, sữa bò tươi giảm mạnh, có lúc giá bán thấp hơn giá thành sản xuất gây lỗ lớn, nhiều hộ giảm quy mô chăn nuôi hoặc trống chuồng trại.

     

    Với những nỗ lực của mình, Hội đã góp phần vào phát triển chăn nuôi Hà Nội, năm 2017, thủ đô đã có 1, 8 triệu con lợn; 135.000 con bò; 28,8 vạn con gia cầm; sản xuất ra 32 vạn tấn thịt lợn.

     

    Về công tác phát triển hội viên, Hội tăng cường vận động, khuyến khích các địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển, tổ chức thành lập các chi hội, kết nạp thêm hội viên. Trong nhiệm kỳ V, Hội đã phát triển thêm 24 chi hội chăn nuôi với 2.050 hội viên nông dân, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp chăn nuôi, sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, chế biến thực phẩm, lãnh đạo các chuỗi liên kết, các nhà khoa học và quản lý… Đến nay đã có 42 chi hội, 3.850 hội viên, hiện tại Hội Chăn nuôi Hà Nội có nhiều hội viên nhất trong các hội viên nhất trong các Hội Chăn nuôi cả nước. Đi đôi với phát triển hội viên, Hội đã củng cố và tăng cường chất lượng sinh hoạt của các chi hội theo hướng vận động hội viên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới và công nghệ chăn nuôi mới, hỗ trợ hội viên vay vốn, cung ứng giống, tạo thị trường tiêu thụ, tìm giải pháp để khắc phục khó khăn về thị trường, úng lụt, dịch bệnh…Hội Chăn nuôi Hà Nội: Hướng tới đổi mới và hoạt động thiết thực

    Đại hội Hội Chăn nuôi Hà Nội cũng là nơi để các hội viên có thể giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi. Ông Trần Văn Chiến, Giám đốc HTX Trang trại Cổ Đông – Sơn Tây chia sẻ về kinh nghiệm vượt qua bão giá lợn.

     

    Hoạt động phổ biến kiến thức và chuyển giao khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến được Hội coi trọng. Căn cứ nhu cầu của từng giai đoạn, Hội biên soạn 15 bộ tài liệu hướng dẫn cho các chi hội. 5 năm qua Hội đã tổ chức 18 lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi bò sữa, bò thịt, lợn nạc, gia cầm, động vật quý hiếm, đặc sản; phòng chống dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường.. cho 1450 lượt hội viên.

     

    Phối hợp với các cơ quan liên quan, tùy từng thời điểm, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi mới hoặc phát hiện những khó khăn trong chăn nuôi cần tháo gỡ, Hội đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Liên hiệp các Hội KHKT, .. tổ chức các hội thảo chuyên đề về: Giải pháp tiêu thụ sữa bò tươi, phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản, chất lượng cao, nuôi lợn nạc theo hướng an toàn sinh học.. Thông qua hội thảo đã kiến nghị nhiều chính sách và đề xuất với UBND thành phố.

     

    Tham gia tư vấn, phản biện, Hội đã tư vấn về quy hoạch dành đất cho chăn nuôi trang trại, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, tổ chức và mở rộng các chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi sinh học, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi an toàn…

     

    Trong 4 năm (từ 2004-2017), Hội đã tham gia tư vấn cho Công ty Cổ phần giống gia súc Hà Nội thực hiện dự án “Phát triển chăn nuôi bò thịt BBB × lai sind) đạt chất lượng cao do UBND thành phố giao.

     

    Tích cực tham gia các phong trào của Bộ NN&PTNT, cụ thể, từ tháng 5-9/2016, Hội đã vận động 5.011 nông dân cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

     

    Hoàn thành trụ sở làm việc của Hội, sau gần 25 năm xây dựng và phát triển, Hội đã có trụ sở làm việc khang trang, có đầy đủ thiết bị làm việc để duy trì sinh hoạt, giao lưu cho Ban chấp hành, các chi hội và hội viên, đồng thời có thêm điều kiện liên kết tạo nguồn thu bổ sung cho hội.

     

    Về công tác tài chính, số dư đầu nhiệm kỳ là 52.526.500 đồng. Số dư cuối nhiệm kỳ là 420.764.223 đồng.

     

    Phát triển phong trào thi đua, Ban chấp hành và toàn thể hội viên giúp nhau vốn, giống, vật tư chăn nuôi, khắc phục khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, khắc phục lũ lụt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi. Qua phong trào thi đua đã có nhiều chi hội điển hình như Chi hội xã Tản Lĩnh (Ba Vì), Chi hội xã Trầm Lộng Phú Xuyên, Chi hội xã Minh Tân (Phú Xuyên, Chi hội Công ty Cổ phần Sữa Ba Vì hỗ trợ vốn tích cực thu mua sữa tươi với giá 12.000 đồng/lít cho nông dân; Công ty giống gia súc Hà Nội; Trung tâm phát triển Chăn nuôi Hà Nội…Hội Chăn nuôi Hà Nội: Hướng tới đổi mới và hoạt động thiết thực

    Đại hội Hội Chăn nuôi Hà Nội cũng là nơi các doanh nghiệp, đơn vị của Hội chia sẻ về khó khăn, vướng mắc cần Hội giúp đỡ. Ông Lê Hoàng Vinh, Giám đốc Công ty Cổ phần sữa Ba Vì bày tỏ vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của mình.

     

    Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2017-2022 của Hội Chăn nuôi Hà Nội là: Củng cố, duy trì hoạt động của Ban Thường vụ, Ban chấp hành, các chi hội theo hướng theo hướng thiết thực, kịp thời, hiệu quả; Đổi mới nội dung hoạt động của chi hội, tập trung hỗ trợ hội viên ứng dụng KHKT,tham gia tổ chức liên kết chăn nuôi, phát triển chăn nuôi đa dạng (chăn nuôi sinh học, hữu cơ, an toàn. Thường xuyên phản ánh khó khăn và kiến nghị của hội viên; Tập trung đẩy mạnh chuyển giao KHKT và công nghệ cao trong chăn nuôi; Tích cực tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội; Tổ chức giao lưu trao đổi với các Hội bạn; Tổ chức thi đua trong năm hoặc theo đợt kỷ niệm của Thành phố…Hội Chăn nuôi Hà Nội: Hướng tới đổi mới và hoạt động thiết thực

    Thời gian tới, tình hình chăn nuôi còn nhiều khó khăn và tiềm ẩn rủi ro, đặt ra cho Hội Chăn nuôi Hà Nội nhiệm kỳ 2017-2022 có nhiều phương hướng và hoạt động phù hợp, thiết thực, hiệu quả.

     

    TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, khẳng định Hội Chăn nuôi Hà Nội một trong những là tỉnh/thành hội mạnh nhất của Hội Chăn nuôi Việt Nam, không chỉ mạnh về lực lượng với 3850 hội viên (chiếm khoảng 21% số hội viên của Hội Chăn nuôi Việt Nam), mà còn mạnh về tổ chức và hiệu quả hoạt động. Hội Chăn nuôi Hà Nội đã bám sát chủ trương của UBND thành phố về chăn nuôi chất lượng cao, chăn nuôi theo trọng điểm, mà hiệu quả nhìn thấy là xuất hiện nhiều vùng chăn nuôi, nhiều chuỗi chăn nuôi hiệu quả. Các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn, phản biện, phong trào thi đua của Hội đều đạt kết quả cao. Một điểm nhấn mạnh nữa đó là nhiệm kỳ V vừa qua, Hội Chăn nuôi Hà Nội đã có trụ sở làm việc khang trang, đàng hoàng mà không phải đơn vị nào cũng làm được.Hội Chăn nuôi Hà Nội: Hướng tới đổi mới và hoạt động thiết thực

    TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam phát biểu tại Đại hội

     

    TS Trúc cũng nhấn mạnh, giai đoạn tới, ngành chăn nuôi nước ta có nhiều áp lực bởi quá trình hội nhập kinh tế. Sản phẩm chăn nuôi nước ta sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ giá thành, xuất xứ, an toàn thực phẩm, thương hiệu, môi trường.. Khủng hoảng chăn nuôi lợn là bài học lớn, nếu tổ chức không khéo thì nhiều ngành chăn nuôi khác sẽ còn đổ vỡ. Tất cả, đòi hỏi chúng ta cần có những thay đổi về tư duy, nhận thức và cách làm để có thể cạnh tranh được. Đó là bắt buộc phải công nghiệp hóa chăn nuôi và chuyên nghiệp hóa chăn nuôi nông hộ.Hội Chăn nuôi Hà Nội: Hướng tới đổi mới và hoạt động thiết thực

    GS TS Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKHT Hà Nội

     

    GS TS Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKHT Hà Nội đánh giá cao hoạt động nhiệm kỳ V của Hội Chăn nuôi Hà Nội. Đây là một Hội mạnh của Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội. Các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi đã tạo ra không khí học tập khoa học kỹ thuật và đạt được những hiệu quả thiết thực. GS Vũ Hoan hy vọng Ban chấp hành Hội Chăn nuôi Hà Nội khóa VI sẽ ngày càng chú trọng vào việc chuyển giao kỹ thuật cần thiết, đặc biệt là hướng tới là chăn nuôi an toàn, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi theo chuỗi, đảm bảo sản phẩm chăn nuôi không bị nhiễm độc, không tồn dư chất kháng sinh, đảm bảo hiệu quả và bền vững cho ngành.Hội Chăn nuôi Hà Nội: Hướng tới đổi mới và hoạt động thiết thực

    Nhiều đơn vị, cá nhân được nhận Bằng khen Hội Chăn nuôi Việt Nam

    Hội Chăn nuôi Hà Nội: Hướng tới đổi mới và hoạt động thiết thực

    Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Đại hội

     

    HÀ NGÂN

    Đại hội Hội Chăn nuôi Hà Nội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 25 người; Ban Thường vụ 7 người; ông Bùi Tuấn Khải được bầu làm Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội khóa VI; các ông: Nguyễn Văn Bản, Nguyễn Huy Đăng; Bùi Đại Phong được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội khóa VI.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.