[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Được thành lập từ năm 2011, trải qua 4 năm hoạt động, Hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh Bắc Giang đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ.
Góp phần vào sự phát triển của chăn nuôi địa phương
Theo ông Hoàng Đăng Huyến, Chủ tịch Hội Chăn nuôi – Thú y (CN-TY) tỉnh Bắc Giang, trong những năm qua, ngành chăn nuôi của Bắc Giang đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực.
Chăn nuôi gia cầm trang trại ngày càng đi vào chiều sâu, các trang trại đang dần chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi từ chăn nuôi số lượng lớn theo mùa vụ sang hướng chăn nuôi số lượng ổn định, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Tổng đàn vật nuôi của Bắc Giang đều tăng qua các năm, đến năm 2016 tỉnh Bắc Giang có: đàn trâu đạt 57.379 con, đàn bò là 134.309 con, đàn lợn với 1.186.468 con và đàn gia cầm tới 14,426 triệu con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 12,2 nghìn tấn; trứng gia cầm là 115 triệu quả. Ngành chăn nuôi Bắc Giang được đánh giá đứng top đầu của cả nước.
Kết quả này có sự đóng góp hiệu quả của Hội CN-TY tỉnh Bắc Giang, các hội viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Người chăn nuôi bên cạnh việc phát triển về số lượng đã ngày càng chú ý đến chất lượng của đàn gia súc, gia cầm dùng làm thực phẩm. Vì vậy việc chăn nuôi áp dụng công nghệ cao, xử lý chất thải chăn nuôi, chăn nuôi an toàn sinh học… ngày càng được áp dụng rộng rãi.
Năm 2016, Hội CNTY Bắc Giang cũng tích cực hưởng ứng tích cực phong trào nói không với chất cấm trong chăn nuôi của Bộ NN&PTNT, cuộc vận động ký cam kết “100.000 hộ nói không với chất cấm” của Hội Chăn nuôi Việt Nam. Năm 2016, Hội triển khai chương trình này, kết thúc, toàn tỉnh có 5.031 hộ chăn nuôi kí cam kết. Theo đánh giá, việc làm này góp phần cho sản phẩm chăn nuôi Bắc Giang thêm uy tín, nâng cao thương thương hiệu và góp phần chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng.
Đồng thời, Hội cũng tích cực trong việc xây dựng liên kết sản xuất, tiêu thụ, hợp tác chăn nuôi sạch trong các hội viên Hợp tác xã Tân chăn nuôi sạch Tân Yên…
Tích cực phổ biến KHKT và kiến thức hội nhập
Trong những năm qua, Hội cũng tích cực thực hiện các đề tài khoa học, chuyển giao và ứng dụng KHKT vào sản xuất và phục vụ lĩnh vực chăn nuôi thú y.
Mỗi năm, Hội thực hiện từ 02 đề tài ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh chăn nuôi – thú y. Các đề tài đều được đánh giá có ý nghĩa thực tiễn, hiệu quả.
Riêng năm 2016, Hội kết hợp với Sở NN&PTNT Bắc Giang thực hiện dự án “Nâng cao chất lượng giống gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”; kết hợp với Phòng Quản lý Thuốc và TĂCN thuộc Chi cục CN-TY thực hiện dự án: Tăng cường quản lý an toàn sinh học và các thực hành tốt tại các mô hình cơ sở ấp nở và đàn giống gà bố mẹ tỉnh Bắc Giang do Dự án O/VIE/402/USA tài trợ; Kết hợp với Hội nông dân tỉnh giám sát, đánh giá khảo nghiệm sản phẩm BioWish dùng trong chăn nuôi tại Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế,…
Cùng với đó, Hội cũng tổ chức soạn thảo bản tin, thông tin nội bộ, viết bài báo về phòng chống dịch bệnh, kỹ thuật chăn nuôi…, tăng cường thông tin thị trường, lưu thông, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trong tỉnh và ngoài tỉnh để nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi tỉnh Bắc Giang.
Bên cạnh đó, hàng năm Hội đã cung cấp tới các hội viên hàng nghìn cuốn tạp chí khoa học kỹ thuật (Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi). Hội duy trì hoạt động trang Web, đến nay đã có trên 200.000 lượt người gửi bài và truy cập,…
Một hoạt động quan trọng được hội CN-TY Bắc Giang chú ý đó là thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức về lĩnh vực chăn nuôi thú y tới những người làm công tác chăn nuôi, thú y tại các xã, phường, thị trấn. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho thú y viên tại thôn bản. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; đặc biệt là khống chế, xử lý kịp thời, triệt để các loại dịch bệnh nguy hiểm như tai xanh ở lợn, cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc…
Về công tác tiêm phòng, hàng năm, Hội đã vận động hội viên triển khai thực hiện 02 đợt tiêm phòng vắcxin cho đàn vật nuôi, bình quân > 85% đàn vật nuôi được tiêm phòng các bệnh theo quy định. Song song với công tác tiêm phòng là việc thực hiện các biện pháp khử trùng tiêu độc tại các ổ dịch cũ, các chợ, trung tâm buôn bán gia cầm, các trang trại chăn nuôi. Hằng năm, toàn tỉnh đã phát động 02 đợt cao điểm khử trùng tiêu độc, đã cấp phát hàng chục nghìn lít hóa chất cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện; huy động mỗi xã, phường, thị trấn có dự trữ từ 3 – 5 tấn/năm vôi bột để phòng dịch.
Trong công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Hội động viên các hội viên làm tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ được đơn vị rất quan tâm, chỉ đạo thực hiện bằng nhiều biện pháp tích cực như: Tổ chức kiểm tra tại các chốt, trạm, phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành cơ động của tỉnh nhằm kiểm soát lưu thông động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trên địa bàn TP Bắc Giang…
Thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y với sản phẩm động vật lưu thông tại 100% chợ, tụ điểm kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. Xây dựng mô hình, mở rộng, nâng cao hiệu quả việc kiểm soát giết mổ động vật tại các điểm tập trung. Thành lập Tổ kiểm dịch phụ trách làm công tác kiểm soát lưu thông vận chuyển cho thương hiệu gà đồi Yên Thế. Đảm bảo động vật và sản phẩm động vật của tỉnh Bắc Giang lưu thông trên thị trường an toàn dịch bệnh.
Do công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc nên mặc dù dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, cả nước có nhiều lọai dịch bệnh xảy ra nhưng nhiều năm đàn vật nuôi tại tỉnh Bắc Giang được an toàn, góp phần nâng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Hội CN-TY Bắc Giang cũng duy trì hoạt động của “Bệnh xá thú y” tại TP Bắc Giang.
Cùng với đó, Hội CN-TY Bắc Giang cũng tham gia Xây dựng chương trình “ Nông thôn mới”. Các hội viên của Hội đã góp phần vào xây dựng các tiêu chí theo quy định trong lĩnh vực của ngành tại tất cả các địa phương như tham mưu, tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, hoàn thiện mạng lưới thú y cơ sở, đặc biệt đã hoàn thành việc ủng hộ tiền góp phần xây dựng “Nông thôn mới”; tham gia phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh: 100% gia đình các hội viên đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, thực hiện tốt nếp sống văn minh tại nơi cư trú, đặc biệt trong việc cưới, việc tang.
Nâng cao hoạt động Hội
Theo Chủ tịch Hội CN-TY Bắc Giang, trong thời gian tới, để Hội Chăn nuôi – Thú y trở thành một Hội xã hội – nghề nghiệp mạnh mẽ, có uy tín, có năng lực, có nội dung hoạt động phong phú, tạo ra các hoạt động dịch vụ về khoa học công nghệ, đóng góp vào những thành quả chung của ngành nông nghiệp, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo hội, các hội viện, Hội CN-TY Bắc Giang đề nghị các cơ quan, các Hội trung ương tạo điều kiện giúp đỡ cho Hội CN-TY tỉnh Bắc Giang hoạt động; giúp đỡ Hội trong việc xây dựng và tăng cường các mối quan hệ về công tác chuyên môn ngành chăn nuôi thú y với các tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.
Hà Ngân
Hội CN-TY tỉnh Bắc Giang là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các tập thể và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y. Hội được thành lập theo Quyết định số 1670/2011/QĐ-UBND ngày 18/11/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang.
Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết các tập thể và cá nhân, những người hoạt động về Khoa học, Công nghệ, đào tạo, quản lý, sản xuất và dịch vụ chuyên ngành chăn nuôi, thú y, nhằm nâng cao trình độ, phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cho con người và môi trường sinh thái trong địa bàn tỉnh…
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- hội chăn nuôi việt nam li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- hiệp hội chăn nuôi li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- TIN BUỒN
- Hội Chăn nuôi Việt Nam đề xuất mức thuế VAT bằng 0% đối với sản phẩm chăn nuôi sơ chế
- Hội chăn nuôi Việt Nam và trường hóa, sự sống (Đại học Bách khoa Hà Nội): Hợp tác xây dựng theo chuỗi giá trị
- Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ với Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam
- TS. Nguyễn Xuân Dương được vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Dominicana
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chính thức nhận cờ đăng cai tổ chức “Hội nghị Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 21”
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng các Hội Chăn nuôi Thú y phía Bắc
- Đề xuất thu thuế đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất