[Tạp chí Chăn Nuôi Việt Nam] – Ngày 10/7/2020, Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức họp Hội nghị Ban.
Thường vụ. Chủ tịch Hội – PGS TS Nguyễn Đăng Vang chủ trì hội nghị. Thay mặt Trung ương Hội Chăn nuôi Việt Nam, TS Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch hội đã sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 với một số nội dung nổi bật: Công tác xây dựng và phát triển Hội vẫn được phát triển, số lượng Ban chấp hành sau kiện toàn là 147 người, và Ban Thường vụ: 31 người, không có thay đổi. Một số Ban chuyên môn như Ban kiểm tra, Kinh tế tài chính, Khoa học công nghệ, Phản biện xã hội, Truyền thông phổ biến kiến thức vẫn duy trì được hoạt động…. Một số đơn vị trực thuộc như: Văn phòng Hội, Tạp chí KHKT Chăn nuôi, Đặc san Chăn nuôi, Viện Khoa học và Kỹ thuật Chăn nuôi, Văn phòng đại diện phía Nam vẫn duy trì các hoạt động theo kế hoạch, nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Tại cuộc họp, Hội đã đưa ra Thường vụ các vấn đề như: Hoãn không tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2020 do ảnh hưởng của Covid-19; Biểu quyết về mua cổ phần tại Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu; Cử ông Nguyễn Xuân Dương đại diện Hội Chăn nuôi Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Trung ương, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam khóa VIII (2021-2025); Phê duyệt kết nạp Công ty xây dựng Homing là hội viên của Hội Chăn nuôi Việt Nam.
Tại cuộc họp, các ủy viên Ban Thường vụ có nhiều ý kiến mong muốn Hội Chăn nuôi Việt Nam phát triển và nâng tầm hơn nữa. Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đưa ý kiến các cuộc họp của Ban Thường vụ Hội Chăn nuôi Việt Nam sẽ đề cập, bàn bạc, thảo luận các vấn đề nóng bỏng của ngành chăn nuôi Việt Nam. Qua thời gian dịch bệnh vừa rồi chứng minh ngành chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thực phẩm quốc gia vì vậy, Hội Chăn nuôi Việt Nam với vai trò là Hội lớn nhất trong ngành chăn nuôi, cần nâng cao vai trò của mình. Ông Đoán cho rằng, Hội cần thường xuyên tập hợp tình hình, ý kiến của địa phương, gửi những kiến nghị, góp ý lên cơ quan chức giúp việc điều hành có thực tiễn và hiệu quả hơn.
Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội – Ông Bùi Tuấn Khải, cho rằng, với tình hình chăn nuôi hiện nay thì Bộ Nông nghiệp đã chẩn đoán sai, điều hành duy ý chí.
Cụ thể năm 2019, việc tiêu hủy đàn lợn, đặc biệt là lợn nái nhiễm ASF giống như việc đã tiêu diệt đàn gia cầm nhiễm H5N1 trong quá khứ, dẫn đến việc thiếu thịt lợn như bây giờ. Ông Khải cũng cho rằng, để giải quyết tình trạng thiếu lợn giống như hiện tại, Bộ Nông nghiệp nên “bật đèn xanh” cho người chăn nuôi, có thể dùng lợn thương phẩm chọn lọc, cho phối để có lợn con, dù năng suất không cao nhưng cũng có thể giải quyết được tình thế, đến Tết là chúng ta có lợn; chứ nếu đợi đến lúc mua lợn cụ kỵ, ông bà về thì sẽ còn rất lâu mới giải quyết được khủng hoảng thiếu thịt lợn như hiện nay.
Còn ông Nguyễn Văn Tịnh – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hải Dương rất sốt ruột với tình hình chăn nuôi hiện nay. Năm 2019, Hải Dương đã tiêu hủy 24 000 tấn lợn bị nhiễm ASF, tỉnh phải dùng hết ngân sách dự phòng để hỗ trợ người chăn nuôi và còn phải xin Trung ương cấp thêm 600 tỷ. Ông Tịnh cũng cho rằng, để tỉnh hỗ trợ tái đàn thì cực kỳ khó khăn vì nguồn ngân sách hạn hẹp, chỉ có những trại lớn, có tiềm lực thì mới tái đàn được, còn những người chăn nuôi nhỏ lẻ thì rất ít. Hội Chăn nuôi tỉnh Hải Dương định tổ chức hội thảo về tái đàn lợn nhưng các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp còn chung chung, mơ hồ nên chưa tổ chức. Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi – Ông Nguyễn Xuân Dương thì khẳng định, từ đầu năm tới nay, tình hình chăn nuôi phát triển tốt, cơ bản người chăn nuôi lợn, gà, bò đều có lãi. Ông Dương cũng khẳng định, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, họ có cách tồn tại của mình. Bởi vậy, Hội Chăn nuôi Việt Nam – đại diện cho những người chăn nuôi vừa và nhỏ, cần mạnh mẽ nói lên tiếng nói của họ, hỗ trợ họ. Hội nên lấy nhiều ý kiến của các địa phương, doanh nghiệp để phản biện độc lập các chính sách về chăn nuôi với cơ quan chức năng trong những lúc dịch bệnh, khủng hoảng, từ đó vị thế của Hội sẽ được nâng cao.
Trần Ngân
- hội chăn nuôi việt nam li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- TIN BUỒN
- Hội Chăn nuôi Việt Nam đề xuất mức thuế VAT bằng 0% đối với sản phẩm chăn nuôi sơ chế
- Hội chăn nuôi Việt Nam và trường hóa, sự sống (Đại học Bách khoa Hà Nội): Hợp tác xây dựng theo chuỗi giá trị
- Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ với Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam
- TS. Nguyễn Xuân Dương được vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Dominicana
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chính thức nhận cờ đăng cai tổ chức “Hội nghị Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 21”
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng các Hội Chăn nuôi Thú y phía Bắc
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất