[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 29/10/2023, Bộ NN&PTNT và Đại học Ghent (Bỉ) phối hợp tổ chức thành công hội thảo “Tăng cường ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học trong ngành hàng thủy sản và chăn nuôi”. Hội thảo nhằm tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, đạo tạo và chuyển giao công nghệ với các trường đại học của Bỉ trong lĩnh vực thủy sản và chăn nuôi.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và ông Karl Van Den Bossche, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ chủ trì hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo
Thành phần tham dự hội thảo bao gồm các cơ quan của Bộ NN&PTNT như: Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Khoa học, Công nghệ và và môi trường: Cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông quốc gia; các Viện nghiên cứu, trường đại học; Hội, Hiệp hội và các doanh nghiệp ngành hàng chăn nuôi, thủy sản; Đại sứ quán Vương quốc Bỉ tại Việt Nam; Đại học Ghent (Bỉ)…
Đại học Ghent là trường đại học thuộc top 100 thế giới và top đầu tại Bỉ. Trường có 11 khoa với hơn 200 khóa học và các nghiên cứu chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản.
Các chủ đề được các giáo sư của Đại học Ghent (Bỉ) trình bày là các ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học về giống, chế phẩm thức ăn trong ngành thủy sản; ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học về giống, chế phẩm thức ăn trong ngành chăn nuôi..
Bộ trưởng Lê Minh Hoan và ông Karl Van Den Bossche, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ chủ trì hội thảo
Tại hội thảo, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ về nhu cầu hợp tác về phát triển giống thủy hải sản (tôm và các giống hải sản khác) và các mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam.
Đại diện Hội Chăn nuôi Việt Nam, TS Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực tham dự cuộc họp và đã đưa ra 8 nội dung hợp tác với phía Đại học Ghent (Bỉ) như sau:
1. Chia sẻ kinh nghiệm về việc quản lý tập trung cơ sở dữ liệu giống. Hiện nay mỗi công ty sản xuất giống ở Việt Nam đều có một cơ sở dữ liệu riêng và các cơ sở dữ liệu không kết nối hoặc liên thông với nhau. Đặc biệt là cơ sở dữ liệu quản lý đàn bò sữa, quản lý các loại đực giống trong sản xuất.
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu tham chiếu để ước tính giá trị giống (gEBV) nhằm cải thiện các tính trạng kinh tế đối với gà, lợn và trâu bò với sự hỗ trợ của Chính phủ 2 nước và tham gia của các doanh nghiệp, các nhà khoa học. Cơ sở dữ liệu này sẽ được chia sẽ với các cơ sở sản xuất giống.
3. Giúp Việt Nam nghiên cứu, xây dựng các công thức lai tạo ra một số giống bò chuyên thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi và thị trường tiêu thụ của Việt Nam, trong đó tận dụng được những ưu thế của các giống bò thịt cao sản từ Bỉ (như BBB…) và những đặc tính ưu việt của các giống bò nội của Việt Nam. Vấn đề này hiện nay rất ít có các doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu trong nước quan tâm, vì hầu hết đàn bò thịt trong nước đang được nuôi trong các nông hộ với quy mô nhỏ và đàn bò cái nền trong sản xuất không được chọn lọc, quản lý khoa học làm cho năng suất và chất lượng thịt chưa cao.
4. Tương tự như bò thịt, đề nghị phía đối tác Bỉ giúp Việt Nam nghiên cứu chọn tạo ra một số dòng lợn thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi và thị hiếu tiêu thụ của thị trường Việt Nam, trong đó vừa tận dụng được các ưu thế của các giống lợn cao sản của Bỉ (như giống lợn Pietrain…) vừa phát huy được những đặc tính ưu việt của các giống lợn bản địa của Việt Nam có chất lượng thịt thơm, ngon như lợn Móng Cái, lợn Hương…
5. Nghiên cứu bảo tồn và khai thác hiệu quả các giống vật nuôi bản địa của Việt Nam, là nước có tiềm năng đa dạng sinh học và quỹ gen vật nuôi lớn trên thế giới, nhưng chưa được quản lý, khai thác hợp lý.
6. Giúp Việt Nam xây dựng mô hình hội, hiệp hội ngành hàng tham gia quản lý, kiểm soát chất lượng con giống phù hợp với nền kinh tế thị trường, giảm áp lực cho cơ quan nhà nước, phát huy vai trò chủ đạo, tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm con giống của người sản xuất- là giải pháp phù hợp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa. Vì hầu hết chất lượng con giống vật nuôi trên thế giới hiện nay đều do các doanh nghiệp, hiệp hội công bố và tự chịu trách nhiệm, chứ không có Chính phủ nào làm thay, trong khi vẫn có nhiều ý kiến của một số chuyên gia trong nước cứ muốn và yêu cầu nhà nước quản lý và kiểm soát chất lượng con giống, là cách tiếp cận không hiện thực.
7. Hỗ trợ các nghiên cứu giảm sử dụng kháng sinh và giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi thông qua ghiên cứu các giải pháp thay thể sử dụng kháng sinh (bằng các chế phẩm vi sinh vật, thảo dược…), nghiên cứu sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có làm thức ăn chăn nuôi để giảm phát thải nhà kính. Trong đó đặc biệt là vấn đề nuôi trồng, khai thác và chế biến hệ thực vật biển (rong, tảo) làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi, thủy sản thay thế sản phẩm nhập khẩu. Đây có thể được coi là cánh đồng vô tận của đại dương mà Việt Nam đang sở hữu.
8. Phối hợp nghiên cứu chuyển giao các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học cho các đối tượng vật nuôi, phù hợp với các loại hình chăn nuôi (trang trại, nông hộ) bảo đảm được vấn đề kiểm soát dịch bệnh, ATTP, thân thiện với môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi. Trước mắt là với lĩnh vực chăn nuôi lợn, trong tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn đang diễn biến rất phức tạp ở trong nước và các nước xung quanh.
9. Kiến nghị Trường Đai học Ghent và các Trung tâm huấn luyện chăn nuôi của Bỉ giúp đào tạo chuyên gia chuyên sâu và chuyên gia kỹ thuật trong chọn tạo, quản lý giống và chăn nuôi an toàn sinh học cho cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật làm giống trong các cơ sở giống và chăn nuôi của các doanh nghiệp bằng các hính thức, như: thực tập sinh sang Bỉ học hoặc đưa các chuyên gia của Bỉ sang đào tạo tập huấn kỹ thuật về công tác giống và chăn nuôi tại Việt Nam thì sẽ được nhiều người tham gia hơn. Cơ chế có thể là hỗ trợ toàn phần hoặc một phần, tùy theo đối tượng thụ hưởng.
Trước đó, Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng tổ chức họp nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp về lĩnh vực giống vật nuôi. Hy vọng, thời gian tới, Hội Chăn nuôi Việt Nam sẽ có nhiều hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi với phía Đại học Ghent, góp phần đưa ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển bền vững, hiệu quả hơn; thắt chặt mối quan hệ giữa Việt Nam và Bỉ.
Hà Ngân
- hội chăn nuôi việt nam li>
- giống vật nuôi li> ul>
- Hội Chăn nuôi Hà Nội: Nhìn lại hành trình phát triển năm 2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- TIN BUỒN
- Hội Chăn nuôi Việt Nam đề xuất mức thuế VAT bằng 0% đối với sản phẩm chăn nuôi sơ chế
- Hội chăn nuôi Việt Nam và trường hóa, sự sống (Đại học Bách khoa Hà Nội): Hợp tác xây dựng theo chuỗi giá trị
- Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ với Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam
- TS. Nguyễn Xuân Dương được vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Dominicana
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chính thức nhận cờ đăng cai tổ chức “Hội nghị Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 21”
Tin mới nhất
T5,16/01/2025
- Vĩnh Thạnh (Bình Định): Thu hút 2 dự án chăn nuôi trong nửa tháng đầu năm 2025
- Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio (Hàn Quốc): Nâng tầm thủy sản Việt Nam
- Hội Chăn nuôi Hà Nội: Nhìn lại hành trình phát triển năm 2024
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Bình Gia: Nhân rộng mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi
- Vĩnh Linh: Trao 5.000 gà giống cho hội viên nông dân nghèo
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Trong ngày 12/1, liên tiếp trại chăn nuôi bị cháy do chập điện gây thiệt hại lớn
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất