[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 20/02/2019, Hội Chăn nuôi Việt Nam đã có công văn số 21/TB-HCN gửi tất cả các thành viên Hội Chăn nuôi Việt Nam về việc dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại nước ta. Hội khuyến cáo: cần hết sức bình tĩnh đối phó với mục tiêu phòng bệnh có hiệu quả, không để dịch lan nhanh, lan rộng; nhanh chóng xử lý dứt diểm các ổ dịch; tuyên truyền để người chăn nuôi và người tiêu dùng hiểu đúng về dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi. Dứt khoát không chủ quan nhưng không quá lo lắng, bi quan, lúng túng trong xử lý, gây tổn hại không đáng có tới người chăn nuôi và ngành chăn nuôi lợn nước ta.
BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI XUẤT HIỆN Ở 2 TỈNH
Chiều ngày hôm qua, 19-02-2019, Cục Thú y- Bộ Nông nghiệp và PTNT có thông báo chính thức: Đã xuất hiện Dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình.
Cụ thể, tại TP Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên), đã phát hiện hộ chăn nuôi ông Dương Văn Vũ ở xã Trung Nghĩa; hộ chăn nuôi ông Lê Xuân Tình (xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ) có bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tại tỉnh Thái Bình, đã phát hiện một số hộ chăn nuôi tại xã Đông Đô, huyện Hưng Hà có dịch tả lợn châu Phi.
Ngay khi nhận được thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNN-PTNT) đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của T.Ư, địa phương và chính quyền các cấp của địa phương thực hiện tiêu hủy toàn bộ 33 con lợn của hộ chăn nuôi ông Dương Văn Vũ và 101 con lợn của hộ ông Lê Xuân Tình; tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực hộ có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao.
Đồng thời, ngành NN-PTNT tỉnh Hưng Yên đã khẩn cấp thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch. Tổng rà soát tình hình các đàn lợn trên địa bàn xã và các địa phương khác trên địa bàn. Tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm các hộ chăn nuôi lợn chung quanh hộ có dịch.
Tại tỉnh Thái Bình, đã phát hiện có sáu hộ chăn nuôi thuộc bốn thôn thuộc xã Đông Đô, huyện Hưng Hà có bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Đến thời điểm hiện tại, 123 con lợn của các hộ chăn nuôi đã bị tiêu hủy hoàn toàn. Cơ quan thú y và chính quyền địa phương đã thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực hộ có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao; thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch; tổng rà soát tình hình các đàn lợn trên địa bàn xã và các địa phương khác trên địa bàn.
Xử lý ổ bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại Hưng Yên (tháng 2/2019)
CẦN BÌNH TĨNH TRƯỚC DIỄN BIẾN DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Để ứng phó với dịch tả lợn châu Phi, Cục trưởng Thú y khuyến cáo người chăn nuôi thường xuyên thực hiện vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh; có biện pháp ngăn chặn các loại côn trùng, gặm nhấm vì chúng có thể mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Không tham gia mua bán, vận chuyển, tiêu thụ bất kỳ lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, các loại sản phẩm thịt lợn bệnh. Không mua con giống không rõ nguồn gốc, không sử dụng thức ăn thừa, thức ăn tận dụng chưa qua xử lý nhiệt chín. Không cho thương lái, phương tiện vận chuyển vào khu chuồng nuôi vì có thể mang mầm bệnh từ nơi khác vào. Khi phát hiện lợn bệnh, lợn nghi bệnh, không bán chạy lợn bệnh, không giết mổ, không vứt xác lợn chết ra môi trường vì sẽ làm lây lan rất nhanh. Không điều trị vì bệnh này không điều trị được, chưa có vaccine…
“Dù đã phát hiện dịch nhưng đây là những ổ dịch nhỏ nên người dân không nên hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp để phòng chống dịch, nhất là các biện pháp sinh học như rắc vôi bột chung quanh chuồng trại, tiêu độc khử trùng xung quanh chuồng trại. Tuyệt đối không được đưa lợn bệnh ra ngoài vùng dịch”.
Dịch tả lợn châu Phi không lây sang người nên người tiêu dùng không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm thịt lợn mà lựa chọn những sản phẩm có đủ truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Mặt khác, đây là bệnh đặc chủng của con lợn, nên không lây sang các động vật khác.
Người chăn nuôi thường xuyên thực hiện vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh
NGUY CƠ XÂM NHIỄM CAO
Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 14/2 năm nay, đã có 20 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tổng cộng đã có hơn 1,08 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy.
Tại Trung Quốc, theo thông tin từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ ngày 3/8/2018 đến ngày 14/2/2019, Trung Quốc thông báo tổng cộng có 105 ổ dịch xuất hiện tại 25 tỉnh. Tổng cộng đã có hơn 950 nghìn con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.
Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), bệnh dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, có cơ chế lây qua đường tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Biểu hiện lợn bệnh là sốt rất cao, chết từ từ chứ không chết ồ ạt như các loại bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn; bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, Do hiện tại không có thuốc chữa, lợn mắc bệnh có tỷ lệ chết 100% ở tất cả các loại lợn con, lợn choai, lợn thịt.
Giải thích về nguyên nhân bệnh xuất hiện ở các tỉnh nằm sâu trong nội địa, trong khi đó chưa ghi nhận ở các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc là quốc gia hiện có các ổ dịch bệnh tả lợn châu Phi, ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục thú y cho rằng nguồn vi rút có thể phát tán qua các loài chim di cư từ nơi có khí hậu lạnh đến nơi ấm hơn. Hiện tại đang là thời điểm chim di cư từ các nước Nga, Trung Quốc, Mông Cổ… đang có dịch bệnh này. Cũng có nguyên nhân từ thói quen của người dân, khách du lịch mang theo thực phẩm thịt lợn có mầm bệnh vào Việt Nam, tương tự như đã phát hiện tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.
XÂY DỰNG KỊCH BẢN ỨNG PHÓ
Hiện nay, Cục Thú y cũng đã xây dựng hai kịch bản thông tin và ứng phó với dịch bệnh tả lợn châu Phi. Cụ thể:
Với các ổ dịch nhỏ lẻ: lấy mấu kịp thời xét nghiệm để có biện pháp xử lý. Gửi mẫu xét nghiệp đến OIE để khẳng định chính xác do dịch tả bệnh Châu Phi. Trong lúc chờ kết quả xét nghiệm, Cục thành lập tám đội phản ứng nhanh đến ngay địa phương nơi gửi mẫu để điều tra, nắm tình hình và hướng dẫn các biện pháp xử lý, phòng, chống dịch bệnh lây lan; phòng chống bán chạy. Khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi, cấm điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh và lập tức thực hiện công tác tiêu hủy lợn bệnh.
Trường hợp một ổ dịch là hộ chăn nuôi, gia trại, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ không có dãy chuồng riêng biệt hoặc chợ, điểm buôn bán lợn, sản phẩm lợn, cơ sở giết mổ lợn: Tiêu hủy toàn đàn trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Việc tiêu hủy cũng được áp dụng đối với các đàn lợn liền kề với đàn lợn dương tính nhưng chưa được lấy mẫu xét nghiệm. Tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, trong vòng 48 giờ việc tiêu hủy được áp dụng với đàn lợn bị bệnh có triệu chứng lâm sàng của dịch tả lợn Châu Phi mà không nhất thiết phải chờ có kết quả xét nghiệm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan diện rộng.
Đối với chăn nuôi trang trại số lượng lớn có nhiều dãy chuồng riêng biệt thì tiêu hủy toàn bộ lợn trong chuồng, dãy chuồng có lợn bệnh; các dãy chuồng còn lại áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và lấy mẫu giám sát định kỳ. Nếu phát hiện dương tính hoặc xét thấy có nguy cơ lây nhiễm cao thì tiêu hủy toàn trang trại. Khoanh vùng ổ dịch, tiêu độc khử trùng, dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn. Giám sát dịch bệnh…
Khi dịch bệnh được phát hiện trên phạm vi rộng: Đối với tình huống này, khi có kết quả xét nghiệm dương tính với hộ bị dịch trong cùng một đơn vị cấp xã, đàn lợn các hộ chăn nuôi, trang trại còn lại trong cùng xã, nhóm xã, nhóm huyện và toàn tỉnh nếu có biểu hiện hiện triệu chứng điển hình của dịch tả lợn châu Phi có thể tiến hành các biện pháp tiêu hủy ngay không cần xét nghiệm…
Tiến hành khoanh vùng, xử lý ổ dịch. Theo đó, đối với vùng dịch là xã, phường, thị trấn nơi có ổ dịch thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục một lần/ngày trong vòng một tuần đầu tiên; ba lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.
Đối với vùng bị dịch uy hiếp trong phạm vi 3 km chung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục một lần/ngày trong vòng một tuần đầu tiên; ba lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo. Đối với vùng đệm trong phạm vi 10 km chung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất một lần/tuần liên tục trong vòng một tháng kể từ khi có ổ dịch.
Khi có dịch thực hiện các thủ tục công bố dịch theo quy định. Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật. Lập chốt kiểm dịch, dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn. Quản lý chăn nuôi, an toàn sinh học, tái đàn sau khi hết dịch. Giám sát dịch bệnh. Phối hợp với quốc tế để chống dịch bệnh…
Khi có bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra, các cơ quan chức năng đã thành lập chốt kiểm dịch ra, vào địa phương có dịch
ĐÃ CÓ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỀN BÙ THIỆT HẠI
Hiện đã có chính sách hỗ trợ đền bù thiệt hại cho người chăn nuôi nếu đàn lợn bị tiêu hủy, với mức giá chung là 38.000 đồng mỗi kg hơi. Khi phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh, người dân khai báo đến chính quyền, cơ quan thú y địa phương để được hỗ trợ xử lý dịch bệnh cũng như hưởng chính sách đền bù; tuyệt đối không bán chạy lợn bệnh, không tự ý vứt xác lợn chết ra môi trường sẽ làm dịch bệnh lây lan, phát tán nhanh.
Trên đây là một số thông tin cần thiết liên quan đến Dịch tả heo châu Phi, Hội Chăn nuôi Việt Nam khuyến cáo:
Cần hết sức bình tĩnh đối phó với mục tiêu phòng bệnh có hiệu quả, không để dịch lan nhanh, lan rộng; nhanh chóng xử lý dứt diểm các ổ dịch; tuyên truyền để người chăn nuôi và người tiêu dùng hiểu đúng về dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi. Dứt khoát không chủ quan nhưng không quá lo lắng, bi quan, lúng túng trong xử lý, gây tổn hại không đáng có tới người chăn nuôi và ngành chăn nuôi lợn nước ta.
Đề nghị các Hội viên và người chăn nuôi thường xuyên cập nhật thông tin liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của cơ quan có trách nhiệm.
Hội chăn nuôi Việt Nam sẽ cập nhật hàng ngày các thông tin liên quan và đăng tải trên 2 trang website của Hội: www.hoichannuoi.vn và www.nhachannuoi.vn.
Quý độc giả có thể xem toàn văn Công văn số 21/TB-HCN TẠI ĐÂY
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- bệnh Dịch tả heo Châu Phi li>
- phòng bệnh hiệu quả li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất