[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 15/08/2019, lãnh đạo Hội Chăn nuôi Việt Nam đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với đoàn làm việc của Công ty Cổ phần BSR Việt Nam.
Tại buổi gặp gỡ ông Kim Chang Su – Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần BSR cho biết, BSR Việt Nam được thành lập năm 2013, là chi nhánh trực thuộc Tập đoàn BSR Group – đơn vị có gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực hoạt động tư vấn thương mại của Hàn Quốc. Hiện nay BSR đã có các chi nhánh tại Trung Quốc, Việt Nam (TP Hồ Chí Minh và Hà Nội) và Indonesia.
Từ năm 2016-2019, BSR Việt Nam chính thức có những hoạt động liên quan đến Trung tâm Thương mại Hóa công nghệ toàn cầu (GCC) – cầu nối để hỗ trợ chuyển giao những công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Hàn Quốc đến các doanh nghiệp có nhu cầu ở Việt Nam .
BSR Việt Nam nhận thấy, Việt Nam đang phát triển rất mạnh mảng chăn nuôi và trong mảng này cần thêm nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến. BSR Việt Nam trọng tâm đưa đến công nghệ xử lý môi trường, xử lý phân gia súc động vật; hướng tới những công nghệ về giống, thức ăn chăn nuôi và gia công sản phẩm…tại thị trường Việt Nam.
Toàn cảnh buổi làm việc giữa BSR Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam tại Văn phòng Hội
Sau khi nhận được công nghệ từ Jeesung ENG – đơn vị chuyên sản xuất thiết bị: thu hồi phân gia súc, sản xuất phân ủ từ chất thải thực phẩm, hệ thống vận chuyển phân gia súc, thì BSR Việt Nam đã tiến hành tham quan một số nhà máy như: TH Truemilk, Vinamilk, Mộc Châu…để tìm hiểu thị trường.
“Chúng tôi nhận thấy rằng, rất nhiều nơi cần đến công nghệ này, pháp luật Việt Nam chưa có những biện pháp mạnh mẽ triệt để đưa công nghệ xử lí chất thải chăn nuôi vào. Hi vọng tương lai Luật có thể thay đổi và vấn đề này được Nhà nước quan tâm nhiều hơn. Có hơn 60% lượng phân chưa được xử lý triệt để, thì không thể đưa ra thu nhập cuối cùng với lượng phân đó”, ông Kim Chang Su nhấn mạnh.
Công nghệ của BSR hoàn toàn có thể xử lí chất thải chăn nuôi để tạo ra phân bón, lấy phân bón đó bán và thu lại lợi nhuận; cùng với đó, tạo ra dòng diện từ công nghệ biogas từ chất thải chăn nuôi là điều mà BSR đang hướng tới. Ông rất hi vọng được kết nối những doanh nghiệp lớn để đưa công nghệ vào Việt Nam.
TS Nguyễn Tất Thắng – Tổng thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, theo thống kê của Bộ NN&PTNT, cả nước hiện nay có khoảng 12 triệu hộ chăn nuôi gia đình (4 triệu hộ nuôi lợn, 8 triệu hộ nuôi gia cầm); 23.500 trang trai chăn nuôi tập trung với tổng đàn 362 triệu con gia cầm, 29 triệu con lợn và 8 triệu con gia súc, mỗi năm khối lượng nguồn thải từ chăn nuôi ra môi trường là con số khổng lồ – khoảng trên 70 triệu tấn/năm. Trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trùn….), còn lại 80% chất thải chăn nuôi đang bị lãng phí và phần lớn thải ra môi trường gây ô nhiễm.Vì vậy xử lý chất thải trong chăn nuôi đặc biệt chăn nuôi heo là vấn đề rất đáng được quan tâm.
Cũng theo ông qua đánh giá của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, nghiên cứu Việt Nam, mới có 60% số chất thải đã được xử lý tuy nhiên chưa được xử lý triệt để. 40% còn lại chưa được tác động bằng biện pháp xử lý nào. Công nghệ xử lý chất thải là nhu cầu rất lớn của cộng đồng chăn nuôi.
TS Thắng cũng cho biết thêm, Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng là tổ chức lớn nhất và lâu đời nhất về ngành chăn nuôi, Hội hoan nghênh BSR Việt Nam tới thăm và làm việc với Hội. Trong tương lai, Hội sẵn sàng tham gia hợp tác với BSR Việt Nam trong công tác truyền thông và chuyển giao công nghệ xử lí chất thải chăn nuôi, vì một cộng đồng chăn nuôi phát triển bền vững.
Chia sẻ thêm ông Kim Chang Su cho rằng, 20 năm về trước quy mô chăn nuôi ở Hàn Quốc cũng còn nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ như ở Việt Nam hiện tại. Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, do không kiểm soát được việc xả thải ra môi trường gây ảnh hưởng rất lớn đến người dân xung quanh. Họ đã kiện lên Chính phủ vì không chịu được môi trường sinh hoạt như vậy. Và Hàn Quốc đã có những viện trợ cụ thể cho doanh nghiệp để tập trung xử lý. Chính nhờ vào chính sách, cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước mà việc xử lí chất thải chăn nuôi tại Hàn Quốc được tiến hành nhanh chóng, để Hàn Quốc có được môi trường trong lành như hiện tại.
Kết thúc buổi làm việc, ông Kim Chang Su cảm ơn thông tin chia sẻ của Hội Chăn nuôi Việt Nam và hi vọng trong tương lai hai bên sẽ có nhiều chương trình hợp tác hơn nữa.
LÝ TRẦN
Sắp tới, ngày 21/8/2019, tại KS Crowne Plaza (36 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Hà Nội, Công ty BRS Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức “Chương trình kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc”. Nội dung chủ yếu là cập nhật chính sách, xu hướng tiếp cận công nghệ nước ngoài và các lĩnh vực ưu tiên tại Việt Nam. Các đơn vị tham gia là: Công ty Jeesung ENG – Hệ thống xử lí rác thực phẩm và chất thải gia súc; Công ty Bukang Tech với Công nghệ lọc, phân tách và tái sử dụng dầu thải sử dụng công nghệ màng lọc phân li; Công ty Youngwoo, Công ty Migang Display…
Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần BSR Việt Nam/Trung tâm thương mại Hóa công nghệ toàn cầu (GCC).
Địa chỉ: Phòng 611, tầng 6, Tòa nhà Eurowindow, 27 Trần Duy Hưng, Cầu giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 093 610 85 33 – Ms.Vũ Thanh Mai – Sales and Project Manager
Hoặc: 0243 212 3961 – Email: vietnambsr@gmail.com
- TIN BUỒN
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức họp Ban Thường vụ, đánh giá kết quả quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2025
- Chi bộ cơ quan Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027
- Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Viện Chăn nuôi
- 9 Hội/Hiệp hội kiến nghị Tổng Bí thư Tô Lâm bỏ công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
- Sửa đổi Luật TCQC và Luật CLSP: Cơ hội tháo gỡ những nút thắt, bất cập
- Phát sinh hàng trăm nghìn tỷ đồng và hàng triệu ngày chờ đợi của doanh nghiệp, VUSTA kiến nghị Quốc hội bỏ hợp quy sản phẩm
- Chủ tịch VUSTA chúc Tết Hội Chăn nuôi Việt Nam: Kỳ vọng ngành phát triển mạnh mẽ
Tin mới nhất
T6,18/04/2025
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
Bình luận mới nhất