Hội gà Hồ Việt Nam - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Hội gà Hồ Việt Nam

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hội gà Hồ Việt Nam được thành lập ngày 12/12/2015 với tôn chỉ, mục đích cơ bản là kết nối niềm đam mê của những người yêu quý gà Hồ, nhằm bảo tồn, phát triển và quảng bá hình ảnh cũng như thương hiệu gà Hồ tới khắp mọi miền Tổ quốc. Đến nay, qua 5 năm hình thành và phát triển, Hội cũng đã đạt được những thành công nhất định trong việc quảng bá, nhân rộng giống gà Hồ.

     

    Từ mạng xã hội ra ngoài thực tế…

     

    Từ những thành viên ít ỏi ban đầu trên mạng xã hội Facebook, đến nay, Hội đã có gần 5000 thành viên trải dài khắp toàn quốc, cùng chung một niềm đam mê với con gà Hồ. Hội đã giúp được nhiều thành viên có thêm thu nhập trong việc bán gà giống, gà thương phẩm; giúp đỡ được người mua gà tìm được địa chỉ đáng tin cậy để mua giống.

    Hội gà Hồ Việt Nam họp mặt vào tháng 12/2020

     

    Ngoài các hoạt động quảng bá, giao lưu thường xuyên trên mạng xã hội, Hội gà Hồ Việt Nam đã có nhiều hoạt động ở như như tổ chức gặp mặt, trưng bày những cặp gà Hồ đẹp, trao đổi con giống, kĩ thuật giữa những hội viên…

    Hội gà Hồ Việt Nam tổ chức trưng bày những cặp gà Hồ đẹp

     

    Theo anh Bùi Mạnh Tiến, đại diện ban quản trị Hội gà Hồ Việt Nam cho rằng, con gà Hồ ở đất Lạc Thổ chỉ mới dừng lại ở việc duy trì, bảo tồn, còn việc phát triển nó trở thành một con đặc sản phổ biến và mang lại thịnh vượng cho người dân thì còn…xa.

     

    Bởi lẽ, theo anh Tiến, thời gian nuôi một con gà Hồ mất từ 9-10 tháng hoặc đến một năm theo kiểu dân dã nên giá thành cao so với mặt bằng thu nhập chung. Chỉ có những người có kinh tế, chịu chi mới có thể mua chúng. Cùng với đó, gà Hồ sinh sản kém, khó nuôi đại trà hàng ngàn con, nên càng khó làm kinh tế.

     

    Ngoài ra, “quê hương” của gà Hồ là làng Lạc Thổ – Thị trấn Hồ – Thuận Thành – Bắc Ninh có đặc điểm đất chật người đông và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, người dân có nhiều nguồn thu nhập tốt hơn so với nuôi gà…

     

    Cũng theo anh Bùi Mạnh Tiến, trong tương lai, hi vọng con gà Hồ sẽ được các cấp chính quyền quan tâm phát triển nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, ngay trong chính bản thân những người nuôi gà Hồ chúng ta cũng phải tự vận động để con gà Hồ phát triển hơn. Mỗi người có ý thức vì tập thể, vì sự phát triển chung của con gà Hồ thì mới tạo được một sức bật chung đủ mạnh, giúp con gà Hồ phát triển. Còn nếu chúng ta vẫn giữ thói quen làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm, thì e rằng gà Hồ khó mà phát triển được.

     

    “Với sức trẻ của mình, các thành viên trong hội tin tưởng Với sự đồng lòng của một tập thể, Hội gà Hồ Việt Nam sẽ ngày một phát triển hơn, có tầm vươn xa hơn. Sẽ là đầu tàu trong việc bảo tồn và phát triển giống gà Hồ”, anh Tiến nhấn mạnh thêm.

     

    Gà Hồ: Một giống gà trứ danh

     

    Gà Hồ là giống gà xưa dùng để tiến Vua; được thuần dưỡng và duy tồn tại làng Lạc Thổ, nay thuộc thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trên 600 năm qua. Đây là giống gà được các nhà nghiên cứu có chuyên môn và báo giới đánh giá là đứng đầu trong 5 giống gà Tiến Vua của Việt Nam, là giống gà quý hiếm bậc nhất thiên hạ. Trải qua thời gian, những biến cố thăng trầm lịch sử, chiến tranh loạn lạc, thiên tai… nhất là những đợt cúm gia cầm, có lúc tưởng chừng như giống gà quý có nguy cơ bị tuyệt chủng, nhưng tới nay, giống gà Hồ vẫn được duy tồn như một sự thách thức trước phong ba bão táp, một minh chứng cho sự kiêu dũng vô song và sức sống mãnh liệt.

    Đàn gà Hồ đang ăn thóc

     

    Gà Hồ là giống gà đẹp mã, có trọng lượng lớn. Khi trưởng thành còn khoác trên mình đủ 5 sắc màu đại diện cho thuyết ngũ hành của người phương Đông là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Khi gà trống trưởng thành, hội tụ đủ phẩm chất của bậc quân tử: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín.

     

    Đặc biệt, da và thịt gà Hồ rất thơm ngon, giòn và ngọt; chắc mà không dai, béo mà không ngấy… Lại đầy đủ và cân bằng hàm lượng các chất axit amin cần thiết khá cao. Tỷ lệ lipit, chất thô thấp hơn so với thịt của các sản phẩm gia súc, gia cầm truyền thống khác. Đây là những đặc điểm quý để phát triển chăn nuôi giống gà này trong điều kiện hiện nay, khi mà thị trường đòi hỏi khắt khe thực phẩm phải sạch và có hàm lượng lipit thấp, nhưng giá trị dinh dưỡng phải cao.

     

    Gà Hồ cũng là giống gà đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có mở hội thi gà to, gà đẹp cách đây tới trên 600 năm. Điều đặc biệt, hình ảnh gà Hồ chính là nguồn cảm hứng sáng tác của các nghệ nhân dòng tranh dân gian Đông Hồ. Theo ý nghĩa mặc định, con gà trong tranh Đông Hồ biểu hiện cho sự đại cát, sung túc, vinh hoa phú quý, thịnh vượng và an lành.

    Hình ảnh gà trống Hồ 

     

    Gà Hồ từng là nguồn cảm hứng của biết bao nhà thơ, nhà văn, đặc biệt trong đó có bài “Bên kia sông Đuống” của thi sĩ Hoàng Cầm: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong…” – một bài thơ đã được đưa vào chương trình giảng dạy của Bộ Giáo Dục và nhận giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. Gà Hồ càng tự hào hơn khi trở thành linh vật của Đại hội thể thao châu Á trong nhà lần thứ 3 diễn ra tại Hà Nội năm 2009.

     

    Gà Hồ cũng được Viện chăn nuôi Quốc tế kết hợp cùng Viện chăn nuôi Quốc gia và Học viện Nông nghiệp Việt Nam chính thức về khảo sát và đưa vào dự án bảo tồn Quỹ môi trường toàn cầu – chương trình môi trường Liên hợp quốc – Viện nghiên cứu chăn nuôi Quốc tế (GEF – UNEP – ILRI).

     

    Tâm An

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.