[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 28/4/2022, tại trường Đại học Nông Lâm Huế (số 102 Phùng Hưng, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), Hội nghị Khoa học Chăn nuôi Thú y toàn quốc 2021 (AVS 2021) đã chính thức khai mạc.
Hội nghị Khoa học Chăn nuôi Thú y toàn quốc 2022 do trường Đại học Nông Lâm Huế tổ chức; Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hội Thú y Việt Nam là đơn vị đồng bảo trợ.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện: Bộ NN&PTNT, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú y Việt Nam; các nhà khoa học trong và ngoài nước; chuyên gia đến từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Chăn nuôi Thú y.
Toàn cảnh lễ khai mạc Hội nghị Khoa học Chăn nuôi Thú y toàn quốc 2021
AVS2021 là diễn đàn khoa học công nghệ để các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, nhà chăn nuôi và các hiệp hội liên quan trao đổi, chia sẻ các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, kết quả nghiên cứu; đồng thời, thảo luận định hướng cho sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi và thú y tại Việt Nam.
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi đã và đang phát triển cả về quy mô, tính chuyên môn hóa, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp, đảm bảo sinh kế cho gần 10 triệu hộ dân, đóng góp 25,2% GDP ngành nông nghiệp. Thời gian qua, ngành chăn nuôi nước ta đã trải qua một giai đoạn đầy thách thức khi vừa đối mặt với dịch tả lợn châu Phi (ASF) vừa đối mặt với đại dịch Covid-19. Hiện tại, ngành chăn nuôi ghi nhận nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp đang dần phục hồi, giá cả sản phẩm và sức tiêu thụ tăng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, chăn nuôi nước ta vẫn đang tiếp tục đối mặt với một loạt những thách thức lớn.
Chính phủ cho mở cửa du lịch thì giá cả sản phẩm của lợn chắc chắn có nhiều biến động. Người chăn nuôi rất khó lường trong việc nhập đàn, tái đàn xây dựng kế hoạch, quy mô sản xuất.
Mặt khác, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tiếp tục có nhiều biến động do chiến sự Nga – Ukraine. Dịch bệnh truyền nhiễm trên người (dịch Covid) và động vật (Dịch tả lợn châu Phi, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục trên trâu bò …) đã và đang diễn biến phức tạp, khó lường, tác động rất lớn đến chuỗi cung ứng trong nước cũng như toàn cầu, làm phát sinh những biến động lớn của thị trường.
Toàn cầu hóa về thị trường xen lẫn các hình thức bảo hộ sản xuất và chiến tranh thương mại tác động lớn các chuỗi cung ứng; biến đổi khí hậu tiếp tục làm gia tăng các loại hình khí hậu cực đoan, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; cách mạng khoa học công nghệ 4.0 tạo ra những đột phá trong quản lý, quản trị và sản xuất với xu hướng và yêu cầu cấp thiết về chuyển đổi số gắn với chăn nuôi công nghệ cao; các mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp số, đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội.
PGS. TS Trần Thanh Đức, Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm Huế, Trưởng ban tổ chức Hội nghị AVS 2021
Phát biểu khai mạc, PGS. TS Trần Thanh Đức, Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm Huế, Trưởng ban tổ chức Hội nghị chia sẻ, AVS2021 là diễn đàn khoa học để các giảng viên, nghiên cứu sinh, các nhà khoa học, viện nghiên cứu, các nhà quản lý trong ngành chăn nuôi, thú y cùng các doanh nghiệp ngành chăn nuôi, thú y chia sẻ, trau dồi kiến thức chuyên sâu, nhằm hướng đến sự phát triển lâu dài, bền vững cho ngành chăn nuôi thú y tại Việt Nam. Đồng thời, AVS2021 kết hợp triển khai các chuỗi sự kiện bên lề, đặc biệt là sự kiện định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Bên cạnh đó, PGS. TS Trần Thanh Đức gửi lời cảm ơn tới các đơn vị phối hợp cùng nhà trường tổ chức thành công Hội nghị AVS2021.
PGS. TS. Trần Thanh Đức – Hiệu trưởng Đại học Nông Lâm Huế cùng PGS. TS. Nguyễn Hữu Văn – Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y trao quà và kỷ niệm chương cho các Doanh nghiệp tài trợ.
Với chủ đề “Chăn nuôi thích ứng với bối cảnh mới: Thách thức lớn, cơ hội lớn”, AVS 2021 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 27-29/3/2022, gồm hai nội dung chính là Hội nghị (bao gồm 6 phiên báo cáo với 6 chủ đề) và Hội chợ triển lãm. Ngoài ra, AVS2021 có những sự kiện bên lề như Trưng bày sách, tạp chí và công trình khoa học; thức ăn, thuốc thú y, quy trình công nghệ, dụng cụ, thiết bị, giống vật nuôi; hội thảo chuyên đề, tuyển dụng việc làm…
Hội nghị gồm 179 công trình khoa học được đăng tải trên cuốn kỷ yếu và 31 bài báo trên các Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y.
Hội nghị Khoa học Chăn nuôi Thú y toàn quốc năm nay có sự đồng hành, tài trợ của các doanh nghiệp như: Vietswan, Tân Long, MSD Việt Nam, Đức Nguyên, C.P Việt Nam, Boehringer Ingelheim, Zoetis, Olmix, Viphavet, Gold Coin, De Heus, Mavin, Ánh Dương Khang, Khoa Thương, R.E.P, Sunjin, HSI, Mỹ Ân và GREENFEED…
Một số hình ảnh tại AVS2021:
Phần trình bày về Phát triển chăn nuôi bền vững trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao: Khai thác lợi thế – hạn chế rủi ro của GS. TS. Nguyễn Xuân Trạch – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Ông Đặng Ngọc Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty MSD với phần trình bày “Chăn nuôi 4.0: Ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số trong quản lý chăn nuôi, quản lý dịch bệnh và an toàn sinh học.
GS. TS. Đậu Ngọc Hào – Chủ tịch Hội Thú y Việt Nam trình bày Những kết quả chính trong nghiên cứu và ứng dụng KHCN Thú y giai đoạn 2015-2021-2026
PGS. TS Nguyễn Văn Đức – Trưởng Ban Khoa học Công nghệ (Hội Chăn nuôi Việt Nam) với bài trình bày: Công tác giống vật nuôi của Việt Nam và một số giải pháp cơ bản
Phần trình bày Thách thức và định hướng nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam do GS. TS. Lã Văn Kính – Trường Đại học Công nghệ TP. HCM đã khép lại buổi lễ khai mạc.
Tiết mục văn nghệ chào mừng Hội nghị của các bạn sinh viên khoa Chăn nuôi Thú y đại học Nông Lâm Huế.
Gian hàng của Công ty TNHH Một thành viên Ánh Dương Khang tại AVS 2021
Gian hàng triển lãm của Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học R.E.P
Gian hàng của Tập đoàn Mavin tại Hội chợ Triển lãm
Gian hàng của Công ty Boehringer Ingelheim
Gian hàng của Công ty TNHH Mỹ Ân thu hút đông đảo khách tham quan
Tranh triển lãm của Humane Society International (HSI) tại Hội Nghị Khoa học Chăn nuôi Thú y toàn quốc năm 2021
Công ty Cổ phần Chăn nuôi Gia cầm Vietswan tổ chức mini game thu hút đông đảo các bạn sinh viên tham gia
Gian hàng Công ty C.P Việt Nam luôn thu hút đông đảo lượt ghé thăm của khách tham dự
Gian hàng của công ty MSD Animal Heath
Đông đảo bạn đọc ghé thăm và đặt mua Tạp chí tại gian hàng của Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam tại AVS2021
PHẠM HUỆ
Hội nghị Khoa học Chăn nuôi Thú y toàn quốc là hoạt động định kỳ 2 năm của Hội Chăn nuôi, Hội Thú y Việt Nam và các trường/Viện có đào tạo về Chăn nuôi, Thú y. Hội nghị lần thứ nhất và thứ hai đã được tổ chức tại Đại học Cần Thơ, lần thứ ba tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
Tin mới nhất
T4,20/11/2024
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất