[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 24/11/2021, tại Hà Nội đã diễn ra buổi đối thoại chiến lược song phương lần thứ nhất với chủ đề “Hiện đại hóa ngành gia súc và thịt bò Úc – Việt” do Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp, Nước và Môi trường Úc (DAWE) tổ chức.
Đại diện hai nước Việt – Úc tham dự buổi đối thoại tại đầu cầu Hà Nội (Ảnh: Phạm Huệ)
Buổi đối thoại có sự góp mặt của Đại sứ Việt Nam tại Úc, ông Nguyễn Tất Thành và Đại sứ Úc tại Việt Nam, bà Robyn Mudie cùng nhiều đại diện Chính phủ, Hiệp hội, ngành và các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi và thương mại bò thịt, thịt bò Úc – Việt.
Theo số liệu từ Cục Chăn nuôi, năm 2020 số lượng trâu/ bò sống được nhập khẩu về Việt Nam đạt gần 600,8 nghìn con. Trong đó, số lượng bò nhập từ Úc là gần 301 nghìn con, chiếm 50,1% thị phần. Nhập khẩu thịt trâu/ bò đã qua giết mổ là gần 106,5 nghìn tấn. Trong đó Úc vẫn là quốc gia chiếm giữ thị phần dẫn đầu về xuất khẩu bò thịt sang Việt Nam với lượng đạt hơn 13,4 nghìn tấn trong năm 2020, chiếm hơn 42% thị phần. Xét về giá trị, tổng kim ngạch nhập khẩu thịt trâu/ bò trong năm 2020 đạt gần 414,4 triệu USD, tăng 28,8% so với năm 2019, tương đương 92,6 triệu USD. Như vậy có thể thấy, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn cho tiêu thụ thịt bò của Úc.
Phát biểu tại buổi đối thoại, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, bà Robyn Mudie chia sẻ: “Việt Nam là một đối tác vô cùng lớn trong lĩnh vực thương mại, nhất là đối với sản phẩm thịt bò”. Tính đến 20/06/2020 tổng đàn bò của Úc đạt 24,6 triệu con và được kỳ vọng sẽ tăng lên đáng kể trong thời gian tới. Trên thực tế, thời gian vừa qua Úc đã trải qua những thiên tai như hạn hán, lũ lụt. Điều này đã tác động đến số lượng tổng đàn gia súc tại đây, đẩy giá thịt bò tăng đạt mức đỉnh điểm tại một số khoảng thời điểm nhất định”.
Ông Spencer Whitaker, Giám đốc Phát triển thị trường Đông Nam Á của Tổ chức Thịt và Gia súc tại Úc (MLA) khẳng định, mối quan hệ giữa Úc và Việt Nam thời gian qua đã mang lại rất nhiều hiệu quả trong việc phát triển kinh tế giữa hai quốc gia. “Khi làm việc với các nhà nhập khẩu gia súc sống của Úc tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, để có thể thâm nhập được thị trường cũng như đáp ứng được nguyện vọng của người tiêu dùng tại chợ truyền thống, chúng tôi cũng đang cố gắng có những kế hoạch phù hợp để giúp những người có liên quan có thể hiện đại hóa dây truyền bán lẻ của mình, cũng như đáp ứng được những tiêu chuẩn thị trường đề ra”, ông Spencer Whitaker cho biết thêm.
Về phía Việt Nam, theo ông Nguyễn Tất Thành, Đại sứ Việt Nam tại Úc, trong giai đoạn từ năm 2017-2019, Việt Nam đã sử dụng 1,3 triệu tấn thịt bò mỗi năm và nhu cầu trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% trong số đó. Vào năm 2020, thịt bò của Úc đã chiếm thị phần lên tới 42% trong khối lượng bò thịt nhập khẩu vào Việt Nam. Với mức sống người Việt ngày càng tăng cao, nhu cầu tiêu dùng thịt bò tăng mạnh, giá thịt bò tại Việt Nam được đánh giá là khá ổn định so với thịt gia cầm và thịt lợn. Hiện nay, tiêu thụ thịt bò nước ta mới chỉ chiếm khoảng 7% và tham vọng tăng lên 15% trong thời gian tới.
Tại buổi đối thoại song phương, Đại diện Cục Thú y Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn hợp tác giữa Việt Nam và Úc trong việc phát triển ngành bò thịt. Hai bên sẽ kết hợp chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh, ưu tiên những bệnh xuyên biên giới. Phối hợp đánh giá nguy cơ những bệnh xuyên biên giới ở gia súc. Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm những bệnh xuyên biên giới như Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, Lưỡi xanh, bò điên… Bên cạnh đó, hai bên sẽ hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong vấn đề kiểm soát, thanh toán dịch bệnh ở loài gia súc nhai lại.
PHẠM HUỆ
Năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 600.000 con trâu, bò sống
Sản xuất thịt bò trong nước tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu thụ, phần còn lại chúng ta vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu bò sống về vỗ béo. Số liệu của Tổng Cục Hải quan cho thấy, tại Việt Nam sản lượng nhập khẩu trâu bò sống trong năm 2020 là 600.000 con. Tổng kim ngạch nhập khẩu thịt trâu bò năm 2020 của nước ta đạt 414 triệu USD, tăng 28% so với năm 2019.
- bò thịt li>
- ngành chăn nuôi bò thịt li>
- Hợp tác song phương Việt – Úc li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất