[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hội thảo Heo chất lượng cao (High Quality Pork – HQP) là hoạt động thường niên của Tập đoàn MSD Animal Health, được tổ chức trên toàn thế giới tại 03 khu vực: Châu Âu (HQP EU), Châu Mỹ LaTinh (HQP LATAM) và khu vực Châu Á Thái Bình Dương (HQP APSA).
Hội nghị là diễn đàn khoa học công nghệ để các nhà khoa học là những chuyên gia đầu ngành trong đến từ Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á, các nhà quản lý, các doanh nghiệp là khách hàng chiến lược của Công ty, nhà chăn nuôi và các hiệp hội liên quan trao đổi, trình bày, chia sẻ các thành tựu khoa học Công nghệ tiên tiến, kỹ thuật mới, kết quả nghiên cứu mới; đồng thời, thảo luận những vấn đề thời sự, thách thức và cơ hội hợp tác đối với ngành chăn nuôi trong khu vực và trên thế giới hướng đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi thú y và an toàn thực phẩm trên toàn cầu.
Do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 trên toàn cầu, Tập đoàn MSD Animal Health với sứ mệnh KHOA HỌC CHO ĐỘNG VẬT KHỎE MẠNH HƠN (The Science of healthier Animal) vẫn quyết định tổ chức HQP 21 nhưng theo hình thức trực tuyến với chủ đề: Sự phát triển của ngành công nghiệp heo, một câu chuyện với 3 xu hướng: Tiêu dùng/ Công nghiệp/ Sáng tạo
Chủ đề 1: ASF: What Does The Future Hold (Dịch tả heo châu Phi tương lai ra sao?)
Bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF – African Swine Fever) đặt ra một mối đe dọa kinh tế nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất riêng lẻ cũng như toàn ngành chăn nuôi heo. Việc không kiểm soát, khống chế được dịch ASF cũng mang đến nguy cơ an ninh lương thực và tính bền vững của toàn cầu. Các nhà khoa học trên toàn thế giới luôn tìm hiểu và nỗ lực không ngừng để tìm ra những giải pháp giúp phòng chống lại bệnh ASF, trong đó có việc nghiên cứu tìm ra vắc xin ASF hiệu quả trong tương lai.
Hãy cùng đón đọc bài trình bày của Giáo sư JM Sanchez Vizcaino thuộc Đại học Tổng hợp Madrid. Ông cũng là Chuyên gia Thú Y nổi tiếng hiện đang là cố vấn về dịch tả heo Châu Phi tại Phòng thí nghiệm Tham chiếu của Tổ chức Thú Y thế giới (OIE).
Bài trình bày có các điểm chính nổi bật như: Tổng quan tình hình ASF trên toàn cầu và tác động về mặt kinh tế của bệnh này; tổng quan về đặc điểm của ASF: Chúng ta có thể làm gì để điều khiển ASF; một số điểm chính trong việc điều khiển ASF: Việc kiểm soát, phát hiện sớm, các phương án dự phòng ASF rất khó để thực hiện; sự phát triển của vắc xin ASF trên thế giới; có vắc xin trong tương lai không? Cần những điều gì nữa để có vắc xin và cuối cùng là tình hình ASF trong tương lai như thế nào?
Đặc biệt, Giáo sư JM Sanchez Vizcaino cho biết, đã có những tiến bộ rất quan trọng trong việc sản xuất các loại vắc xin ASF. Cụ thể, Dự án VacDIVA do Liên minh châu Âu thành lập với 10 triệu Euro đã và đang hoạt động. Dự án này được hứa hẹn sẽ cung cấp một loại vắc xin hiệu và an toàn cho cả heo nhà và heo rừng, trong cả hai trường hợp là DIVA vắc xin.
GS JM Sanchez Vizcaino cho biết thêm, một trong những thử nghiệm là tiến hành trên heo rừng, là các loại vắc xin đường uống lần đầu tiên được áp dụng ở Nga. “Chúng tôi cũng tiến hành các thử nghiệm khác nhau. Chúng tôi vẫn chưa có thời gian để đánh giá sâu về kết quả, nhưng chúng rất, rất tốt, không có tác dụng phụ nào và khả năng bảo hộ này cao trên heo rừng. Việc tiêm cho một số lượng lớn heo nhà đang được thực hiện và sự thích nghi của DIVA vẫn đang diễn ra, kết quả sơ bộ là tốt. Mục tiêu của dự án là muốn thế giới không còn ASF và và tôi thực sự tin là chúng ta có thể làm được”, GS JM Sanchez Vizcaino khẳng định.
Ảnh chụp màn hình bài chia sẻ của Giáo sư JM Sanchez Vizcaino
Thông tin chi tiết xin mời Quý độc giả truy cập vào đường link bên dưới: https://youtu.be/zdq9kXG1UAQ
Chủ đề 2: Tình hình tiêu thụ thịt từ quá khứ, hiện tại và tương lai dưới góc nhìn nhân chủng học (Past, Present, and Future of Meat Consumption: An Anthropologic View)
Nội dung của chủ đề này là chia sẻ khám phá việc tiêu thụ thịt qua các thời đại (từ nguyên thủy cho đến hiện đại) từ nhu cầu của những người biết ăn thịt cách đây 4 triệu năm, đến những thách thức trong việc tiêu thụ ngày nay khi dân số trên toàn cầu hơn 7 triệu người ăn thịt. Đồng thời cho mọi người thấy cái nhìn sâu sắc về các xu hướng ăn kiêng và xã hội đã khiến thịt trở thành một thực phẩm chính trong nhiều chế độ ăng kiêng và những thách thức trong tương lại mà ngành chăn nuôi phải đối mặt.
Ảnh chụp màn hình bài chia sẻ của Tiến sĩ Marina Mosquera
Hãy cùng đón đọc bài trình bày của Tiến sĩ Marina Mosquera, bà là nhà Nghiên cứu tại Viện Khảo cổ học Catalan và cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu Atapuerca.
Thông tin chi tiết xin mời quý độc giả click vào đường link bên dưới: https://www.youtube.com/watch?v=aSBSIGkIKrA
THU HÀ
MSD Animal Heath Việt Nam
- dịch tả heo châu Phi li>
- ASF li>
- MSD Animal Heath Viet Nam li>
- MSD Animal Health li>
- VacDIVA li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất