Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, năm nay người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên phát triển mạnh đàn gà Đông Tảo, Đông Tảo lai phục vụ dịp Tết. Với khoảng hơn 2 triệu con gà Đông Tảo, Đông Tảo lai đang được chăn nuôi thường xuyên khắp các huyện, thành phố của tỉnh, thị trường “gà tiến vua” chân to đặc sản đang ngày càng nhộn nhịp khi Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 cận kề.
Gà Đông Tảo sẵn sàng phục vụ Tết
Gà Đông Tảo đặc sản với cặp chân to và thân hình đồ sộ, mào đỏ, bộ lông óng mượt… đang trở thành món quà được yêu thích dành tặng bạn bè, người thân trong dịp Tết. Năm nay người tiêu dùng càng có nhiều lựa chọn hơn khi giống gà này đã được gây nuôi thành công ở nhiều huyện, thành phố trong tỉnh với quy mô lớn, nhỏ khác nhau, mức giá ngày càng cạnh tranh.
Chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Bích, người Hưng Yên đang sinh sống tại thủ đô Hà Nội khi chị đang “săn” những cặp gà “khủng” tại huyện Khoái Châu để cung cấp cho thị trường Hà Nội. Chị Bích cho biết: “Gia đình tôi kinh doanh hàng nông sản tại Hà Nội đã gần 10 năm nay, năm nào dịp cận tết cũng đặt hàng trước với các hộ nuôi gà Đông Tảo ở địa phương để cung ứng cho người tiêu dùng thủ đô. Năm nay giá gà thịt thương phẩm nói chung tăng cao hơn từ 10 – 20 nghìn đồng/kg so với năm trước, song sản phẩm gà Đông Tảo làm quà tết vẫn dồi dào, chất lượng tốt, giá cạnh tranh”.
Trao đổi với Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Khoái Châu Nguyễn Văn Đạt được biết, toàn huyện Khoái Châu đang nuôi trên 500 nghìn con gà Đông Tảo, Đông Tảo lai với nhiều mô hình trang trại, gia trại, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn. Ngay trong những tháng giáp tết, hoạt động sản xuất, tiêu thụ gà Đông Tảo đã diễn ra sôi động. Nhiều cặp gà Đông Tảo được người tiêu dùng trả giá 30 – 50 triệu đồng, trở thành hàng “hot” trong giới chăn nuôi. Cũng theo ghi nhận của huyện, năm 2018, hoạt động chăn nuôi gà ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện phát triển thuận lợi, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, chất lượng gà thương phẩm tốt. Mặc dù giá gà thương phẩm tăng so với cùng thời điểm năm trước nhưng vẫn được người tiêu dùng chấp nhận, đánh giá cao nhờ chất lượng bảo đảm. Thông thường mỗi con gà làm quà từ hơn 4 kg có giá từ 1,5 – 2 triệu đồng; một số con đẹp hơn có giá 4 – 5 triệu đồng; những con gà ngoại hình nổi trội hoặc gà bố mẹ thuần chủng, gây giống có giá hàng chục triệu đồng/con.
Thực tế tại các hộ chăn nuôi gà Đông Tảo đặc sản trong tỉnh, có thể dễ dàng nhận thấy sự sôi động của thị trường gà tiêu thụ dịp tết cũng như sự công phu, cẩn thận trong quá trình sản xuất, chăm sóc của nông hộ để có lứa gà tốt nhất phục vụ người tiêu dùng. Các loại nông sản như: Thóc, ngô, đỗ… được người nuôi chọn làm thức ăn hàng ngày cho gà. Ngoài ra, nhiều người nuôi còn bổ sung vào khẩu phần ăn của gà những loại thực phẩm như thóc ủ mầm, hạt kê, vi ta min, khoáng chất… để gà lông mượt, đỏ da, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, việc nuôi gà Đông Tảo trong tỉnh ngày càng chuyên nghiệp hơn nhờ hệ thống chuồng trại khép kín, ấm áp vào ngày đông sương giá; được phòng bệnh nghiêm ngặt; chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, quy trình Vietgahp; sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để phát triển đàn gà giống chất lượng cao.
Nổi bật trong hoạt động chăn nuôi gà Đông Tảo đón tết năm nay có sự tham gia của nhiều mô hình liên kết, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Anh Giang Tuấn Vũ, Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Giang Tuấn Vũ (xã Đông Tảo, Khoái Châu) phấn khởi cho biết: “Khởi nghiệp với đàn gà Đông Tảo từ năm 2015, năm nào doanh nghiệp chúng tôi cũng cung cấp cho thị trường tết hàng nghìn con gà chất lượng cao. Năm nay, việc tiêu thụ gà Đông Tảo càng sôi động hơn nhờ có sự liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi, các đầu mối trong và ngoài tỉnh. Một mặt sản phẩm tiêu thụ được nhiều hơn, doanh nghiệp có lãi, mặt khác người mua được hưởng lợi nhờ mức giá cạnh tranh, sản phẩm chất lượng”.
Vi Ngoan
Nguồn: Báo Hưng Yên
- gà đông tảo li>
- nuôi gà đông tảo li>
- nuôi gà tết li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất