Chính phủ vừa ban hành Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, trong đó quy định cụ thể về thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi.
Ảnh minh họa
Về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, Nghị định quy định chi tiết 2/10 điều kiện mà tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng.
Cụ thể, dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảm đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất.
Về thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh, Nghị định nêu rõ tiêu chí đối với một số loại vật nuôi ở giai đoạn con non được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh được quy định như sau: Lợn con có khối lượng đến 25kg hoặc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi; gà, vịt, ngan, chim cút từ 1-21 ngày tuổi; thỏ từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi; bê, nghé từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi.
Nghị định cũng nêu rõ chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ.
Mật độ chăn nuôi quy định theo 6 vùng
Nghị định dành một chương riêng quy định về điều kiện chăn nuôi như: Quy mô chăn nuôi; mật độ chăn nuôi đối với các vùng; cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn; đánh giá điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn; quản lý nuôi chim yến, hươu sao và danh mục động vật khác được phép chăn nuôi.
Trong đó, về mật độ chăn nuôi, Nghị định quy định: Diện tích đất nông nghiệp làm căn cứ để xác định mật độ chăn nuôi bao gồm tổng diện tích các loại đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định thành 6 vùng để xác định mật độ chăn nuôi. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng mật độ chăn nuôi năm 2018 là 1,84 ĐVN/ha và đến năm 2030 là 1,8 ĐVN/ha.
Vùng trung du và miền núi phía Bắc mật độ chăn nuôi năm 2018 là 0,47 ĐVN/ha và đến năm 2030 là 1,0 ĐVN/ha.
Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung mật độ chăn nuôi năm 2018 là 0,43 ĐVN/ha và đến năm 2030 là 1,0 ĐVN/ha.
Vùng Tây Nguyên mật độ chăn nuôi năm 2018 là 0,2 ĐVN/ha và đến năm 2030 là 1,0 ĐVN/ha.
Vùng Đông Nam Bộ mật độ chăn nuôi năm 2018 là 0,76 ĐVN/ha và đến năm 2030 là 1,5 ĐVN/ha.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long mật độ chăn nuôi năm 2018 là 0,35 ĐVN/ha và đến năm 2030 là 1,0 ĐVN/ha.
Thanh Quang
Nguồn: Báo Chính Phủ
- điều kiện chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- luật chăn nuôi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất