[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kí, công bố ngày 28/11/2019 về việc Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về Thức ăn chăn nuôi.
Chương I
Điều 1, Phạm vi điều chỉnh thông tư này hướng dẫn một số nội dung quy định tại khoản 4, điều 37, khoản 2 Điều 46, điểm đ khoản 2 điều 48, điểm C khoản 2 điều 79 của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, bao gồm:
1. Chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng;
2. Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi;
3. Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi;
4. Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng thức ăn chăn nuôi; Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Điều 2: Đối tượng áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.
Chương II Nội dung quy định
Điều 3. Chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng
Chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố áp dụng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi
1, Nội dung thể hiện trên nhãn thức ăn chăn nuôi được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
2. Thức ăn chăn nuôi là hàng rời, khi lưu thông phải có tài liệu kèm theo được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường thức ăn chăn nuôi truyền thống chưa qua chế biến và bán trực tiếp cho người chăn nuôi.
3. Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có bao bì lưu thông phải ghi nhãn theo quy định tai khoản 1 Điều này nhưng phải có dấu hiệu trên bao bì để để nhận biết, tránh nhầm lẫn và có tài liệu kèm theo được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.
4. Thức ăn chăn nuôi chứa thuốc thú y có thành phần kháng sinh để phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải ghi đầy đủ các thông tin về tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành.
Điều 5. Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi
Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này gửi Cục Chăn nuôi, Sở NN&PTNT trên địa bàn qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính định kỳ hằng tháng vào tuần đầu tiên của tháng tiếp theo; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 6. Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi; Danh mục nguyên liệu được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi
1. Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi được quy định Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cục Chăn nuôi có trách nhiệm:
a) Tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xem xét, cập nhật Danh mục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này định kỳ hàn năm;
b, Cập nhật, công bố sản phẩm thức ăn truyền thống, nguyên liệu thương mại trên Cổng thông tin của Bộ NN&PTNT.
Sản phẩm thức ăn truyền thống chưa được công bố theo quy đinh tại điểm này được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trong phạm vi chăn nuôi nông hộ, hộ gia đình, hộ kinh doanh.
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7, Hiệu lực thi hành
1, Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 01 năm 2020.
2, Thông tư này thay thế các văn bản sau:
a, Thông tư số 28/2015/TT-BNNPTNT ngày 4/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam;
b, Thông tư số 42/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ban hành Danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam;
c, Thông tư số 01/2017/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam;
d, Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT ngày 11/2/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam.
Điều 8. Quy định chuyển tiếp
1. Nhãn sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 của Chính phủ về Quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã in trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử đụng đến hết ngày 31/12/2021.
2. Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày ngày 4/4/2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản trước ngày gày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử đụng đến hết ngày 31/12/2021.
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ NN&PTNT để xem xét sửa đổi, bổ sung.
Đầy đủ về Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT, kính mời quý độc giả xem đầy đủ TẠI ĐÂY
- thức ăn chăn nuôi li>
- tacn li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất