Hướng dẫn thực hiện quy trình an toàn sinh học ngăn ngừa dịch bệnh trong chăn nuôi vịt công nghiệp - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Hướng dẫn thực hiện quy trình an toàn sinh học ngăn ngừa dịch bệnh trong chăn nuôi vịt công nghiệp

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vịt là một loài có khả năng thích nghi cao với môi trường tự nhiên nhưng vẫn có thể dễ dàng bị lây nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm. Để chăn nuôi vịt đạt năng suất và chất lượng cao, an toàn sinh học (ATSH) cần phải được thực thi nghiêm ngặt. Quy trình thực hiện và kiểm soát ATSH trong chăn nuôi vịt để phòng chống dịch bệnh, cụ thể như sau:

     

    Nuôi vịt công nghiệp

     

    1. Kiểm soát phương tiện vào/ra trại

     

    a. Đối với phương tiện vào trại

     

    • Xe vận chuyển vịt giống, xe bắt vịt, cám – thuốc, phương tiện cá nhân: Phải được rửa sạch toàn bộ và khô, đặc biệt sàn xe – thành xe trước khi vào khu sát trùng ở trạm ấp, cổng trại chăn nuôi.

     

    • Tại cổng sát trùng: các phương tiện trước khi vào trại, trạm ấp phải được xịt sạch bùn đất dính ở bánh xe, gầm xe và xung quanh xe trước khi qua cổng sát trùng.

     

    • Tất cả các phương tiện trước khi vào công trại, trạm ấp tiến hành phun kỹ thuốc sát trùng (Formavet, Vinadin tỷ lệ pha 1/200) bằng máy phun áp lực cao toàn bộ các phương tiện: xe vận chuyển heo, xe cám, xe thuốc, xe cán bộ công nhân, kỹ sư ra vào trại.

     

    • Sau khi phun ướt đẫm thuốc sát trùng toàn bộ phương tiện: bánh xe, gầm xe, trần – nóc và xung quanh xe bắt buộc tất cả các phương tiện phải lùi xe ra ngoài và nghỉ tại trước cổng trại 15 – 30 phút mới được phép vào trạm ấp, trại chăn nuôi.

     

    • Khi vào trại chăn nuôi phải đăng ký tên và biển số xe với bảo vệ.

     

    • Hố sát trùng tại cổng trại được thay 2 ngày 1 lần bằng nước pha thuốc sát trùng Vinadin hoặc B.K.Vet tỷ lệ pha  1/150.

     

    b. Đối với phương tiện ra khỏi trại, trạm ấp

     

    • Thực hiện phun sát trùng như khi vào trại.

     

    • Khi ra khỏi trại, trạm ấp cần thông báo điểm đến tiếp theo cho kỹ sư hoặc quản lý trại và thông báo tới bác sĩ thú y để theo dõi và kiểm soát.

     

    2. Kiểm soát người ra vào khu vực chăn nuôi

     

    • Tuyệt đối không cho khách, người lạ vào trại chăn nuôi khi chưa có sự đồng ý của cấp trên trực tiếp.

     

    • Bắt buộc 100% công nhân, kỹ sư, chủ trại và khách thăm trại phải thay quần áo, đi qua sát trùng (nếu có) khi vào trại chăn nuôi.

     

    • Bắt buộc 100% công nhân, kỹ sư, quản lý, nhân viên công ty và khách thăm trại (khi được cho phép) phải bỏ toàn bộ quần áo thường ngày tại vị trí quy định, đi qua sát trùng, tắm sạch và thay quần áo bảo hộ lao động, đi ủng bảo hộ trước khi vào khu vực chăn nuôi.

     

    • Kỹ sư, công nhân và khách đi lại trong khu vực chăn nuôi theo đúng khu vực quy định, không ra vào khu vực không được phép.

     

    • Khi xảy ra dịch bệnh cần thực hiện di chuyển trong trại theo hướng dẫn của Quản lý trại và bác sỹ thú y.

     

    • 100% đầu các dãy chuồng, tại vị trí cửa ra vào bắt buộc phải có chậu nhúng ủng sát trùng và thực hiện nhúng ủng kỹ trước khi vào và ra khỏi chuồng nuôi.

     

    • Nước sát trùng thay và rửa chậu vào cuối mỗi ngày, nồng độ sát trùng 1/200.

     

    3. Kiểm soát vật nuôi và động vật trung gian lây truyền mầm bệnh

     

    • Kiểm soát ruồi, muỗi, chuột, gián: Phun thuốc diệt ruồi, muỗi, gián, bẩy thuốc ruồi đầu mỗi dãy chuồng, đánh thuốc diệt chuột định kỳ 2 lần/tuần để hạn chế lây lan phát sinh dịch bệnh.

     

    • Kiểm soát chó mèo, gia súc, gia cầm: tất cả phải được nuôi nhốt có kiểm soát, không được thả rông trong khu vực chăn nuôi. Đặc biệt không được nuôi gia súc, gia cầm trong trại chăn nuôi vịt.

     

    4. Kiểm soát và chủ động thực phẩm sử dụng trong trại, trạm ấp

     

    • Không sử dụng thịt, trứng vịt, ngan, ngỗng và sản phẩm chế biến từ thịt vịt – ngan – ngỗng mua từ bên ngoài làm thực phẩm sử dụng trong trại.

     

    • Có thể sử dụng thịt, trứng vịt được sản xuất tại trại làm thực phẩm trong trại.

     

    • Tuyệt đối không được mua và sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc sử dụng cho trại.

     

    5. Kiểm soát nguồn nước và thức ăn sử dụng trong chăn nuôi vịt

     

    Tuyệt đối không sử dụng nước sông làm nước uống, nước rửa chuồng, xả máng cho trại chăn nuôi vịt.

    a. Kiểm soát nguồn nước

     

    • Tuyệt đối không sử dụng nước sông làm nước uống, nước rửa chuồng, xả máng cho trại chăn nuôi vịt.

     

    • Đối với các trại sử dụng nước mặt (ao, hồ) phải thường xuyên kiểm ra, kiểm soát tình trạng nguồn nước, đặc biệt tuyệt đối không vứt xác động vật chết (đặc biệt gia cầm, thuỷ cầm chết) xuống ao sử dụng nước cho chăn nuôi.

     

    • Nguồn nước sử dụng phải được lọc (cát, hệ thống lọc), để lắng và pha Clorine dioxide 4 – 6 gam/m³ hàng ngày vào cuối buổi chiều tại thời điểm bơm nước lên bể. Sau khi pha Clorine dioxide để tối thiểu 30 phút mới trước khi sử dụng cho vịt uống.

     

    • Máng uống được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, định kỳ 1lần/tuần ngâm rửa bằng thuốc sát trùng. Đường ống cấp nước, hệ thống nước uống tự động phải được bảo trì, bảo dưỡng, thau rửa 2lần/tháng và sau mỗi lứa nuôi.

     

    b. Kiểm soát thức ăn sử dụng cho vịt

     

    Tuyệt đối không sử dụng thức ăn bị ẩm, mốc cho vịt

     

    • Sử dụng thức ăn luôn tới mới đảm bảo dinh dưỡng và kích thích vịt ăn nhiều. Tuyệt đối không cho vịt ăn các loại thức ăn ẩm, mốc.

     

    • Thức ăn được bảo quản trong kho khô ráo, tránh ẩm mốc. Định kỳ 1 lần/tuần thực hiện xông formol + thuốc tím kho chứa thức ăn.

     

    • Sử dụng hệ thống banet để sắp xếp thức ăn trong kho, định kỳ diệt chuột, kiến, gián trong kho chứa thức ăn.

     

    6. Kiểm soát vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

     

    a. Vệ sinh trước và sau mỗi lứa nuôi

     

    Chuồng trại nuôi vịt phải đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông

     

    • Chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, duy trì mật độ đúng yêu cầu và đủ diện tích sân chơi. Phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh, trước cửa chuồng nuôi phải có hố khử trùng. Trong chuồng nuôi chỉ nên có 1 loại vịt, ngan và nếu có 2 đàn thì chỉ nên cách nhau không quá 7 ngày tuổi.

     

    • Chuồng nuôi phải có chu kỳ luân chuyển sau mỗi lứa nuôi để có thời gian xử lý và trống chuồng tối thiểu 10 – 15 ngày. Vịt, ngan nhập về phải nuôi cách ly từ 15-20 ngày và giữ đúng nguyên tắc thú y quy định.

     

    • Chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi sau mỗi lứa nuôi phải được rửa để khô ráo, xung quanh chuồng nuôi phải vệ sinh công nghiệp sau đó tiến hành vệ sinh tiêu độc định kỳ bằng một số thuốc sát trùng như sau:

     

      • Vôi bột: Rải vôi bột xung quanh và bên trong chuồng nuôi sau đó phải để 2-3 ngày rồi quét dọn lại lần nữa (Biện pháp này ít dùng vì dễ làm cho vịt, ngan hô hấp hít phải bụi vôi bột).

     

      • Nuớc vôi: dùng nước vôi mới tôi quét nền chuồng, sân chơi và xung quanh tường phải để khô mới rải độn chuồng và đưa vịt, ngan vào.

     

      • Dùng Formol (1-3%): Phun toàn bộ nền và tường chuồng.Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím với liều lượng 17,5gam thuốc tím + 35ml formol cho 1m³ chuồng nuôi, khi xông hơi đòi hỏi chuồng phải kín mới có tác dụng.

     

      • Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím với liều lượng 20 gam thuốc tím + 40 ml formol cho 1m chuồng nuôi, khi xông hơi đòi hỏi chuồng phải kín mới có tác dụng.

     

    • Độn chuồng: Độn chuồng bằng phoi bào, trấu hoặc rơm dạ, cỏ khô cắt ngắn. Chất độn chuồng trước khi sử dụng phải được phơi khô, tiêu độc bằng các chất sát trùng kể trên, ủ một ngày sau đó rải đều cho bay hơi hết mới đưa vào chuồng. Trong 3 ngày đầu cần lót bạt hoặc giấy báo để tránh xước màng bơi ở chân vịt.

     

    • Chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi như: Máng ăn, máng uống, lò sưởi, cót quây vịt, ngan…, phải được rửa sạch sau đó sát trùng bằng một trong các loại thuốc sát trùng kể trên rồi chuẩn bị sẵn trong chuồng trước khi nhập vịt, ngan về.

     

    b. Vệ sinh sát trùng chuồng trại định kỳ

     

    • Phun sát trùng 3 lần/tuần bên trong và ngoài trại bằng thuốc sát trùng Vinadin, MEKOVET nồng độ 1/200 (1 lít sát trùng/200 lít nước sạch). Khi phun sát trùng bề mặt phải đạt tối thiểu 3 lít/10 m2.

     

    • Rắc vôi hoặc dội nước vôi lối đi, hành lang và xung quanh chuồng, trước các cổng ra vào trại 2 lần/tuần.

     

    • Xịt, rửa gầm ngày 1 lần, xả nước vôi gầm 2 lần/tuần.

     

    7. Xử lý xác chết và chất thải chăn nuôi

     

    • Nước thải, nước rửa chuồng trại của chăn nuôi vịt theo hệ thống mương tiêu thoát về đến hố chứa và phải được xử lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài trang trại. Nếu lượng nước thải không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và không an toàn cho sản xuất.

     

    • Phân và độn chuồng trong quá trình chăn nuôi được thu gom lại thành đống ở nơi quy định, xử lý theo phương pháp nhiệt sinh vật (ủ vi sinh, ủ compost) sau đó mới được sử dụng cho trồng trọt.

     

    • Xác gia cầm chết phải tiến hành huỷ theo phương pháp thiêu đốt, không nên chôn sẽ làm bẩn nguồn nước ngầm và ô nhiễm môi trường.

     

      • Nấu chín hoặc thiêu đốt xác vịt chết tại khu vực quy định. 

     

      • Nếu chôn lấp: Chôn lấp tại khu vực quy định xa khu vực chăn nuôi, xa nguồn nước và tiến hành đào hố sâu tối thiểu 1,5m, rác vôi, phun sát trùng bằng Vinadin, Formavet tỷ lệ 1/200 khi chôn lấp và khu vực xung quanh khi chôn lấp xác vịt chết.

     

    8. Quản lý sức khoẻ đàn

     

    • Thực hiện nghiêm ngặt chương trình phòng bệnh bằng vaccine phù hợp với dịch tễ của từng vùng chăn nuôi.

     

    • Định kỳ kiểm tra, đánh giá sức khoẻ đàn để kịp thời có các biện pháp can thiệp.

     

    • Đánh giá hiệu quả sau tiêm phòng định kỳ 14 hoặc 21 ngày sau khi tiêm phòng vaccine.

     

    • Định kỳ đánh giá công tác thực hiện an toàn sinh học của từng trại tần suất 2 tháng 1 lần để có những điều chỉnh kịp thời.

     

    • Thực hiện All out – All In theo chuồng, theo khu để ngăn ngừa dịch bệnh lây nhiễm chéo giữa các chuồng, các lứa nuôi.

    Nguyễn Văn Minh

    Animal Health Manager – Mavin Group

    Cố vấn chuyên môn Vet24h

     

    Liên hệ tư vấn xây dựng quy trình chăn nuôi, quản lý dịch bệnh trên vịt qua hotline: 0975.515.383.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.