Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh): Vào mùa khai thác nhung hươu - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh): Vào mùa khai thác nhung hươu

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nuôi hươu lấy nhung là nghề chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được đang được bà con phát triển mạnh tại huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Sau dịp Tết Nguyên Đán, người dân nơi đây bắt đầu tất bật thu hoạch lộc nhung hươu.

     

    Lộc nhung được cắt từ sau Tết và kéo dài đến tháng 6 Âm lịch, nhưng rộ nhất vào khoảng tháng Giêng cho đến tháng Ba. Việc khai thác nhung hươu phải đảm bảo đúng quy trình để không gây ra những thương tổn lâu dài cho hươu cũng như ảnh hưởng đến năng suất chất lượng nhung trong những mùa vụ tiếp theo. Song song với quá trình khai thác, người nuôi cũng phải đặc biệt chú trọng các biện pháp chăm sóc để hươu khỏe mạnh, phòng tránh các loại bệnh thông thường trên đàn hươu. Chúng tối đã có dịp về Hương Sơn – thủ phủ chăn nuôi hươu để nghe chia sẽ những kinh nghiệm từ chính những hộ chăn nuôi hươu nơi đây.

    Hiện đang là mùa thu hoạch nhung hươu tại Hà Tĩnh

     

    Để có được những cặp nhung  đẹp và đảm bảo chất lượng, người nuôi cần phải có cả một quá trình chăm sóc bài bản. Theo chu kỳ phát triển của hươu, từ tháng 10 âm lịch là hươu bắt đầu ra lộc nhung và đây cũng là khoảng thời gian bà con nông dân phải chú trọng hơn trong viêc chăm sóc đàn hươu của gia đình, đặc biệt là đối với những con hươu đực.

     

    Theo như chia sẻ của những hộ chăn nuôi hươu nơi đây, thông thường từ 8 đến 10 tháng tuổi, hươu đã xuất hiện sừng non; tuy nhiên từ 2 tuổi trở lên hươu mới thật sự cho nhung có thể cắt được. Trong khoảng thời gian nhung nhú mọc đến khi cho thu hoạch thì khẩu phân ăn của hươu phải được chú trọng nhất. Ngoài thức ăn thô xanh như cỏ, lá cây, quả cây, rau, ở giai đoạn này hươu cần được bổ sung thêm các loại tinh bột và khoáng chất. 

     

    Cũng như nhiều hộ chăn nuôi hươu tại huyện Hương Sơn, anh Phan Văn Luật (xã Sơn Lâm) hiện đang chăm sóc hơn 50 con hươu, trong đó có hơn một nửa trong số đó đã cho lộc nhung. Theo anh Luật chia sẻ, khẩu phần thức ăn của một con hươu trưởng thành mỗi ngày khoảng từ 8-10 kg thô xanh, chia thành 3 bữa: sáng sớm, trưa và chiều tối. Khi cho ăn, thức ăn nên thái, cắt nhỏ để hươu dễ tiêu hóa. Chọn các lá xanh non, củ quả phải được làm sạch, ráo nước trước khi cho ăn.

     

    Nếu nuôi với quy mô từ 10 con trở lên, bà con nên sử dụng máy thái cỏ, củ quả cho hươu ăn. Máy sẽ thái đều, sạch sẽ tạo nguồn thức ăn sạch, đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức. Không nên cho ăn thuần loại, vì ăn thế hươu chóng chán và không đủ chất. Ngoài thức ăn thô, nên bổ sung thêm chất bột như: gạo, ngô, đậu tương hay khoai lang tùy vào nguồn phụ phẩm sẵn có ở địa phương để lựa chọ cho hươu sử dụng, nhưng phải tùy theo khả năng và không nên cho ăn nhiều quá sẽ gây rối loạn tiêu hoá, chỉ bồi dưỡng cho con đực vào thời kỳ sắp mọc nhung.

     

    “Khi mới ăn món lạ có thể hươu chưa chịu ăn ngay, người nuôi có thể cho thêm ít muối để kích thích. Đồng thời, nên cho ít muối vào trong một cái ống có dùi nhiều lỗ nhỏ để nước muối rỉ ra cho hươu liếm”, anh Luật chia sẻ thêm.

    Mỗi năm gia đình anh Luật cắt khoảng 10-12 kg nhung hươu

     

    Theo như các hộ chăn nuôi hươu tại đây, một yếu tố quan trọng để nhung hươu đạt chất lượng, đó là bà con nên áp dụng hình thức nuôi bán hoang dã. Nghĩa là vừa xây dựng chuồng nuôi, vừa có chỗ chăn thả cho hươu vận động, và tìm được nguồn thức ăn trong tự nhiên. 

     

    Đến tại xã Sơn Trường, huyện Hương Khê thời gian này, không khó để bắt gặp người dân đang cắt nhung hươu. Khi hỏi về khai thác nhung, anh Nguyễn Thanh Hải ở xã Sơn Trường, huyện Hương Khê, vừa là một hộ chăn nuôi hươu lâu năm, vừa là người thợ có kinh nghiệm trong việc cắt nhung hươu cho biết: Nhung hươu thường mỗi năm chỉ cắt được một lần, có những con khoẻ mạnh, sẽ ra thêm một lần cắt lộc trái. Sản lượng nhung của một con hươu đạt cao nhất là vào khoảng lứa cắt thứ 8 đến lứa cắt thứ 13, sau đó thì giảm dần. Tuổi thọ một con hươu đực thông thường từ 18 đến 20 năm.

    Việc cắt nhung hươu được thực hiện rất cẩn thận và đúng kỹ thuật

     

    Riêng việc cắt nhung hươu là công đoạn hết sức quan trọng, bởi nếu không xác định đúng vị trí cắt và cắt đúng cách sẽ làm hỏng đế nhung, từ đó nhung sẽ không mọc lại hoặc mọc kém. Vết cắt phải bằng để dễ dàng thực hiện “bọc nhung” giúp nhung tái tạo cho lần cắt tiếp theo. Cắt nhung hươu thường được người thợ sử dụng phương pháp thủ công.

     

    Theo kinh nghiệm của anh Hải thì việc cắt nhung chỉ được thực hiện khi hươu đã được cố định đầu và chân, người thợ phải dùng lưỡi cưa nhỏ, sắc bén và cắt dứt khoát để hạn chế làm tổn thương con hươu và chất lượng nhung cũng giữ được đảm bảo. Khi cắt nhung xong cần bôi hỗn hợp cầm máu vào vết cắt nhung trên đầu hươu và dùng gạc sạch bịt ngoài thật chặt cho vết cắt này. Một thời gian sau khi vết thương đã lành trở lại thì mới tháo gạc cầm máu ra, phải bịt kín vết thương tránh côn trùng và chất bẩn bám vào gây nguy hiểm cho hươu. Đồng thời, hươu cần được nghỉ ngơi, uống nước sạch và cho ăn thức ăn với lượng vừa phải như hạt ngô, cỏ non để hồi lại sức khỏe nhanh chóng. Nhung hươu đòi hỏi phải được giữ sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn sau khi cắt và phải biết sử dụng đúng cách để nhung hươu phát huy tối đa công dụng.

     

    Nuôi hươu lấy nhung là nghề chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được đang được bà con phát triển mạnh. Chăn nuôi hươu hiện được xem là giải pháp an toàn trong phát triển kinh tế vì hươu có sức đề kháng tốt, không kén thức ăn và ít bị các bệnh thông thường. Hiện hươu sao được nuôi phổ biến tại nhiều địa phương như: Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh nhưng nhiều nhất vẫn là Hương Sơn với tổng số hơn 41.000 con.

     

    Thời điểm này đang là cao điểm của mùa cắt lộc, do đó người nuôi cần đặc biệt lưu ý đến các biện pháp kỹ thuật chăm sóc để giúp hươu nhanh chóng hồi phục sau một chu kỳ nuôi nhung, đảm bảo năng suất, chất lượng cho những mùa lộc tiếp theo.

     

    Nguyễn Hoàn

    Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.