Như nhiều người nhận ra, côn trùng có thể là một nguồn thực phẩm ngon chứ không hoàn toàn sởn gai ốc mà có thể giúp chúng ta tránh được sự thiếu hụt protein toàn cầu đang manh nha xuất hiện. Tin vui là sự phản đối chính với việc nuôi côn trùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi đã được Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) ngập ngừng loại bỏ và cho rằng côn trùng ăn được dường như không gây ra mối nguy hiểm hóa học hay sinh học nhiều hơn các dạng chăn nuôi khác.
Để chuẩn bị cho báo cáo của mình, các nhà nghiên cứu EFSA đã lấy dữ liệu từ các nghiên cứu khóa học đồng nghiệp đánh giá từ Pháp, Hà Lan và Bỉ để tạo ra bản thông tin nguy cơ xác định các mối nguy hiểm sinh học, hóa học và môi trường tiềm tàng liên quan đến côn trùng nuôi. Theo báo cáo, sự hiện diện của các mối nguy hiểm đó lệ thuộc vào phương pháp sản xuất, chất nền (thức ăn để nuôi côn trùng) và giai đoạn vòng đời mà côn trùng được thu hoạch, loài côn trùng và phương pháp xử lí bổ sung.
EU đang thăm dò tính khả thi của việc nuôi ấu trùng ruồi làm nuồn thức ăn chăn nuôi. Tiến sỹ Elaine Fitches, đồng điều phối viên dự án PROteINSECT cùng nhóm làm phim BBC (Ảnh: PROteINSECT)
Báo cáo cũng xem xét các mối nguy hiểm tiềm tàng nếu côn trùng đi vào rác thải nhà bếp và phân động vật. Các nhà nghiên cứu phát hiện miễn sao chất nền không bao gồm protein từ phân người hay loài nhai lại thì sự hiện diện của các protein bất thường có thể gây bệnh như BSE (bệnh bò điên) ở gia súc được dự đoán sẽ giảm.
Báo cáo kết luận rằng các nguy cơ tiềm năng của việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ côn trùng như một nguồn thực phẩm cũng rất giống với các dạng chăn nuôi động vật khác và nguy cơ môi trường dự kiến cũng tương đương.
Dĩ nhiên, vẫn còn nhiều sự không chắc chắn liên quan đến việc tiêu thụ côn trùng ở người và động vật và báo cáo cũng làm rõ rằng tới thời điểm này vẫn chưa có đủ dữ liệu để phát biểu kết luận rằng tất cả những nguy cơ này có thể kiểm soát được. Sự tích lũy các loại hóa chất như kim loại nặng và asenic là một nguy cơ khả dĩ cần được nghiên cứu.
Hội đồng châu Âu (EC) sẽ đánh giá dữ liệu và quyết định xem có tiếp tục dự án PROteINSECT do EC tài trợ hay không – dự án náy sẽ đánh giá thêm về mức độ an toàn và tính khả thi của việc chăn nuôi ấu trùng ruồi làm thức ăn chăn nuôi.
“Yếu tố gây rùng mình” có lẽ sẽ vẫn ngăn cản côn trùng làm nguồn thức ăn trực tiếp ở các nước giàu hơn nhưng nghiên cứu cho thấy công chúng nói chung vẫn thoải mái với ý tưởng lấy côn trùng làm nguồn thức ăn chăn nuôi.
Kể từ năm 2013, PROteINSECT đã làm việc với các chuyên gia EU, Trung Quốc, châu Phi để nghiên cứu đưa 2 loài ấu trùng ruồi vào thức ăn của gà, cá và heo. Nghiên cứu bao gồm việc nuôi ruồi bằng các dạng rác hữu cơ khác nhau, thử nghiệm làm thức ăn cho động vật và thủy sản và phân tích phẩm chất và tính an toàn của nguồn thực phẩm mới này.
Với nhu cầu thịt toàn cầu dự đoán sẽ tăng lên 72% trên mức năm 2000 vào năm 2030 theo Tổ chức nông lương Liên Hiệp Quốc, việc gia tăng nhanh nguồn protein làm thức ăn động vật là việc làm bức thiết.
Tiềm năng tăng diện tích đất canh tác toàn cầu bị hạn chế và mặc dù những nỗ lực đã được thực hiện, nhiều cây trồng hiện vẫn cho thấy mức tăng năng suất không đáng kể. Do đó, nuôi côn trùng làm nguồn protein cho vật nuội và giải phóng đất đai để trồng các giống cây mà con người ăn trực tiếp có thể dẫn tới sự gia tăng lâu dài về an ninh lương thực.
“Khoảng trống protein ở châu Âu là một nguy cơ rất hiện hữu đối với tiến bộ KTXH và môi trường. Khi tìm kiếm các giải pháp lâu dài bền vững cho châu Âu, chúng ta cần phải xem xét lợi ích của việc có thể đưa côn trùng – cụ thể là ấu trùng ruồi – vào thành phần thức ăn động vật. PROteINSECT tin rằng trung gian chuyển đổi protein hiệu quả cao này mang lại tiềm năng lớn để châu Âu trở thành nhà phân phối toàn cầu trong việc cung cấp các nguồn protein thay thế và bổ sung sáng tạo”, điều phối viên dự án PROteINSECT, Tiến sỹ Elaine Fitches cho biết.
Các loài côn trùng được báo cáo có tiềm năng lớn nhất để sử dụng làm thực phẩm ở EU bao gồm ruồi nhà, sâu vàng, dế và tằm.
Biên dịch: LH (theo New Atlas)
Nguồn: Sở KHCN Đồng Nai
- nuôi côn trùng li>
- côn trùng li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất