Sáng 26/2 tại Lạng Sơn, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức “Hội nghị triển khai các biện pháp ngăn chặn chủng vi rút cúm A/H7N9…
Sáng 26/2 tại Lạng Sơn, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức “Hội nghị triển khai các biện pháp ngăn chặn chủng vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm (CGC) khác xâm nhiễm qua biên giới” để triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch CGC.
Hội nghị có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành TƯ, đại diện các tổ chức quốc tế như WHO, FAO, USAID, USCDC, đại diện UBND cấp tỉnh và các sở, ngành liên quan của 25 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc để trao đổi, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch. Ngăn chặn mọi hình thức vận chuyển gia cầm qua biên giới Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông nghiệp- Lương thực của Liên Hợp quốc (FAO), vi rút cúm A/H7N9 đã được phát hiện trên gia cầm hoặc môi trường hoặc người ở 16 tỉnh, thành phố của Trung Quốc, bao gồm một số tỉnh giáp với biên giới phía Bắc của Việt Nam. Trong khi đó, các hoạt động buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Vì vậy, nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút độc lực cao khác (A/H5N2, A/H5N8) chưa có ở Việt Nam có khả năng xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới là rất cao, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và những tỉnh có nhiều hoạt động buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội. Hơn nữa, gia cầm mắc chủng cúm A/H7N9 không hề chết hoặc có biểu hiện ra ngoài như các chủng vi rút khác khiến công tác phòng chống CGC càng đặt ra nhiều khó khăn hơn, đe dọa sức khỏe cộng đồng và có thể gây bất ổn cho kinh tế, xã hội. Theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, UBND các tỉnh biên giới cần phải chỉ đạo quyết liệt, ngăn chặn có hiệu quả hơn công tác phòng chống nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới, các đường mòn, lối mở. Đặc biệt, nghiêm cấm tất cả mọi hình thức vận chuyển buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới. Chú trọng công tác kiểm soát xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu trọng yếu. Đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện để chỉ đạo các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố triển khai đồng bộ các biện pháp, ngăn chặn có hiệu quả việc nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới. Theo đó, cần thành lập BCĐ phòng chống dịch bệnh động vật các cấp ở địa phương để chỉ đạo chung. Ông Lý Vinh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, Lạng Sơn là một tỉnh tiếp giáp Trung Quốc với nhiều cửa khẩu trọng yếu có lượng hàng hóa và du khách qua lại nhiều nên khi nắm được thông tin về dịch CGC, tỉnh đã nhanh chóng phối kết hợp với các ban, ngành, cơ quan chức năng triển khai công tác phòng chống CGC. Cấm triệt để buôn bán vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm lậu, không rõ nguồn gốc. Tăng cường lực lượng tại các đường mòn, lối mở. Dựng lán cho các lực lượng biên phòng, lực lượng chức năng thuận lợi trong việc ngăn chặn buôn bán, vận chuyển gia cầm lậu 24/24. Tăng cường giám sát, xét nghiệm… Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám yêu cầu các địa phương cần thực hiện ngay các biện pháp ưu tiên hiện nay, bao gồm: Cấm triệt để việc vận chuyển lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới. Tiếp tục tăng cường giám sát, xét nghiệm các mẫu gia cầm, mẫu môi trường để chủ động phát hiện nếu vi rút CGC xâm nhiễm vào trong nước. Tổ chức vệ sinh, khử trùng tiêu độc tại các chợ, điểm tập kết, thu gom, giết mổ gia cầm, triển khai ngay “Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2017”
Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền nguy cơ và hướng dẫn các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào trong nước. Tuyên truyền để người dân nắm rõ và đầy đủ tình hình dịch CGC hiện nay, nhưng không gây hoang mang và làm sao cho người dân hãy tin dùng gia cầm, sản phẩm gia cầm trong nước. Ngoài ra, cần rà soát các biện pháp trong “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người” để tổ chức thực hiện. Thường xuyên cập nhật thông tin và thay đổi phương pháp tuyên truyền để đạt được hiệu quả cao nhất. Các địa phương soạn thảo các tài liệu hướng dẫn phòng, chống dịch CGC phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Tăng cường năng lực thú y cơ sở nhằm ứng phó kịp thời mọi tình huống.
Dương Trường Giang
(Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam)
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất