Hiện nay, nhiều cơ sở chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã tăng đàn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết. Tuy nhiên, sức tăng không nhiều do người dân một số địa phương chưa khôi phục được chăn nuôi sau cơn bão số 12.
TP. Cam Ranh hiện có 11.990 con trâu bò; 5.800 con heo; 180.000 con gia cầm các loại, chủ yếu là gà, vịt. Ông Nguyễn Bình Nhật – Phòng Kinh tế TP. Cam Ranh cho biết, so với thời gian trong năm, lượng chăn nuôi vào cuối năm đã tăng từ 20 đến 25%, tập trung nhiều ở các xã, phường: Cam Phước Đông, Cam Thành Nam, Cam Thịnh Đông, Cam Nghĩa. Trong đó, tỷ lệ tăng nhiều là gia cầm, vì thời gian nuôi ngắn ngày hơn. Địa phương cũng đã tích cực tiêm phòng các loại dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Theo đó, đã tiêm 7.538 liều vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng, 9.050 liều vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng ở trâu bò; 7.113 liều vắc xin dịch tả heo; phun 2.300 lít hóa chất vệ sinh tiêu độc khử trùng, đạt 100% kế hoạch.
Đàn gia cầm của một hộ chăn nuôi ở huyện Cam Lâm
Tại huyện Cam Lâm, mật độ chăn nuôi cũng tăng dần từ tháng 9, chủ yếu tập trung ở đàn gia cầm. Đến cuối tháng 11, đàn gia cầm toàn huyện đạt 750.077 con, tăng khoảng 10%. Ông Lê Quý Danh – hộ chăn nuôi ở xã Cam Thành Bắc chia sẻ: “Đàn gà của tôi thường chỉ 3.000 con, hơn 2 tuần trước, tôi mua thêm 2.000 con, nâng tổng đàn lên 5.000 con. Gần nhà tôi, nhà nào cũng tăng đàn, ít thì vài trăm con, nhiều cũng cả ngàn con. Lứa này nuôi đến khoảng ngày 15 hoặc 20-12 âm lịch là xuất bán. Giá gà hiện tại từ 65.000 đồng đến 70.000 đồng/kg, từ giờ tới Tết chỉ mong giữ được giá để người chăn nuôi có lời”.
Tại các địa phương chịu nhiều thiệt hại do cơn bão số 12 như: Ninh Hòa, Vạn Ninh, người dân vẫn chưa thể khôi phục lại hoạt động chăn nuôi với số lượng lớn như mọi năm, dù đã có một số hộ bắt đầu nuôi phục vụ Tết. Ông Nguyễn Ngọc Trung – Phó trạm trưởng phụ trách Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Vạn Ninh cho biết, hiện nay địa phương có 14.874 con trâu, bò; 9.816 con heo; 103.397 con gia cầm. So với thời gian trước bão, số lượng chỉ còn khoảng 69% đến 75% và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Đơn vị đã khuyến cáo người dân không nên tái sản xuất với số lượng lớn, đề phòng dịch bệnh bùng phát, chỉ duy trì đàn đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
Ông Nguyễn Lương Thao – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, đến thời điểm này, đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh tăng khoảng 10 đến 20%. Khác với mọi năm, năm nay, đàn gia súc không tăng vì giá giảm, người dân không dám đầu tư. Tuy lượng biến động năm nay không lớn, nhưng thời gian gần Tết, lưu lượng vận chuyển, buôn bán, giết mổ và mật độ chăn nuôi tăng lên nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh như: dịch heo tai xanh, dịch tả heo, cúm gia cầm… cũng tăng theo. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần thực hiện tiêm phòng, tiêu độc khử trùng chuồng trại đầy đủ theo quy định; giám sát tốt đàn vật nuôi, báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng khi có nguy cơ xảy ra bệnh dịch ở đàn gia súc, gia cầm… “Đến nay, chúng tôi đã hoàn thành tiêm phòng các đợt định kỳ theo kế hoạch, đạt 80% tổng đàn. Với các trang trại nuôi công nghiệp, việc thực hiện tiêm phòng luôn đảm bảo; đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cán bộ thú y cũng thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu mọi người tiêm phòng đầy đủ… Đến nay, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn được kiểm soát đảm bảo”, ông Thao nói.
Hạ Phong
Nguồn: Báo Khánh Hoà
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gà li> ul>
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Kinh nghiệm quản lý và đầu tư phát triển chăn nuôi của một số quốc gia phát triển và bài học cho Việt Nam (kỳ i)
- Lãi trăm triệu đồng từ nuôi gà đẻ trứng
- Trung Quốc điều tra việc nhập khẩu thịt bò vì tình trạng cung vượt cầu khiến giá thịt giảm mạnh
- Phát triển chăn nuôi gắn với tiêu dùng xanh tại Việt Nam: Hiện trạng, thách thức và giải pháp
- Hiệu quả của việc bổ sung bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3) ở gà đẻ nuôi mật độ cao
Tin mới nhất
T5,02/01/2025
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Kinh nghiệm quản lý và đầu tư phát triển chăn nuôi của một số quốc gia phát triển và bài học cho Việt Nam (kỳ i)
- Lãi trăm triệu đồng từ nuôi gà đẻ trứng
- Trung Quốc điều tra việc nhập khẩu thịt bò vì tình trạng cung vượt cầu khiến giá thịt giảm mạnh
- Phát triển chăn nuôi gắn với tiêu dùng xanh tại Việt Nam: Hiện trạng, thách thức và giải pháp
- Hiệu quả của việc bổ sung bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3) ở gà đẻ nuôi mật độ cao
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất