Sáng 3/10, tại Long An, Tập đoàn Masan đã tổ chức lễ khánh thành Tổ hợp MEATDeli Sài Gòn với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng và công bố góp vốn 51% (khoảng 613 tỷ đồng) vào Công ty CP 3F VIỆT.
Khởi công từ tháng 5/2019, dự án Tổ hợp chế biến thịt MEATDeli Sài Gòn có tổng diện tích hơn 20 ha, công suất thiết kế 1,4 triệu con heo/năm, tổng số vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng, Ở giai đoạn 1, tổ hợp có quy mô 155.000 tấn sản phẩm thịt mát và thịt chế biến từ thịt mát.
Lễ cắt băng khánh thành nhà máy MEATDeli Sài Gòn
Dây chuyền chế biến thịt của MEATDeli Sài Gòn được Marel – công ty hàng đầu thế giới về thiết bị chế biến thịt của Hà Lan cung cấp, ứng dụng tự động hóa với 3 robot trong hệ thống. Nhà máy được vận hành theo tiêu chuẩn BRC – tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về An toàn Thực phẩm, đạt chứng chỉ HACCP và do chính các chuyên gia giàu kinh nghiệm của EU trực tiếp vận hành, giám sát và kiểm nghiệm.
Đồng thời, thịt mát MEATDeli đáp ứng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 12429:2018) về Thịt mát do Bộ NN&PTNT đề xuất và Bộ KH&CN công bố. Thịt mát MEATDeli áp dụng hệ thống kiểm soát “3 tuyến kiểm dịch” theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT và Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, đảm bảo an toàn cho miếng thịt khi đến tay người sử dụng.
Ở giai đoạn 1, tổ hợp cung cấp thịt mát với sản lượng 140.000 tấn/năm và thịt chế biến từ thịt mát như giò lụa, giò thủ, chà bông và các sản phẩm khác với sản lượng 15.000 tấn/năm. Ở giai đoạn 2, tổ hợp sẽ nâng sản lượng các sản phẩm thịt chế biến lên 25.000 tấn /năm, đồng thời, ra mắt thêm nhiều sản phẩm mới như: bột huyết, huyết tương, collagen, bột thịt xương… với quy mô 14.000 tấn/năm.
Tổng Giám đốc Công ty CP Masan MEATLife (MML) Phạm Trung Lâm cho biết: “Khánh thành tổ hợp chế biến thịt heo mát MEATDeli Sài Gòn và bước vào thị trường thịt gia cầm thông qua khoản đầu tư vào 3F VIỆT là các bước đi chiến lược hướng đến tầm nhìn chuyển đổi MML thành một công ty hàng tiêu dùng thực thụ.
Tổng Giám đốc Công ty CP Masan MEATLife (MML) Phạm Trung Lâm phát biểu tại lễ khai trương
Với hai cột mốc quan trọng này, chúng tôi kỳ vọng sẽ mang đến cho người tiêu dùng những giá trị đột phá, theo hướng có thể nhân rộng và phát triển để trở thành các thương hiệu mạnh số 1 tại Việt Nam. Sứ mệnh của chúng tôi là cung cấp sản phẩm thịt tươi ngon, dinh dưỡng, giá cả hợp lý và truy xuất được nguồn gốc cho mỗi và mọi người tiêu dùng Việt Nam.”
Trước đó, tháng 12/2018, MML khánh thành nhà máy MEAT Hà Nam, tổ hợp chế biến thịt mát đầu tiên tại Việt Nam và ra mắt thương hiệu thịt mát MEATDeli tại Hà Nội. Nối tiếp những thành công ban đầu, MML tiếp tục đầu tư xây dựng tổ hợp chế biến thịt thứ 2 – MEATDeli Sài Gòn tại tỉnh Long An nhằm phục vụ nhu cầu sản phẩm thịt tươi ngon, dinh dưỡng ngày càng gia tăng của hàng chục triệu người dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Tính đến nay, MEATDeli đã phục vụ cho hàng triệu người tiêu dùng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, có mặt tại hơn 1.700 điểm bán, bao gồm hệ thống siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+, siêu thị CoopMart, Big C, các cửa hàng MEATDeli và các đại lý…
Tiếp nối thành công, Tập đoàn Masan đầu tư vào Công ty CP 3F VIỆT để mở rộng hoạt động sang thị trường thịt gà. Theo đánh giá của MML, thịt gia cầm đóng vai trò quan trọng thứ hai trong bữa ăn của gia đình Việt. Những hạn chế của thị trường này cũng tương tự như đối với thị trường thịt heo, đó là năng suất thấp, vấn đề về chất lượng, thiếu sản phẩm mới và đột phá.
Trong bối cảnh đó, 3F VIỆT, một doanh nghiệp nội địa thành lập vào năm 2014, nổi lên với vai trò đi đầu về các sản phẩm từ gia cầm như thịt gà mát đóng gói và các sản phẩm chế biến từ thịt gà. Nền tảng của 3F VIỆT là chuỗi giá trị trải đều từ con giống, trại ấp, trại thịt đến cơ sở chế biến và đóng gói quy mô lớn. Tất cả đều đạt tiêu chuẩn khắt khe về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sản phẩm và nhà máy chế biến của 3F VIỆT đạt các tiêu chuẩn của các hệ thống quản lý chất lượng như HACCAP, ISO 22000, và đặc biệt là FSSC22000 của Tổ chức FSSC 22000 có trụ sở tại Hà Lan. Với mô hình hoạt động hiệu quả, 3F VIỆT hướng đến mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ và hòa vốn EBITDA trong năm tài chính 2020.
Tuy xuất phát điểm khác nhau, 3F VIỆT và MML cùng phục vụ sản phẩm thịt tươi ngon, dinh dưỡng và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hàng đầu. Khoản rót vốn 613 tỷ sẽ được 3F VIỆT dùng để mở rộng kinh doanh và xây dựng thương hiệu thịt gia cầm vững mạnh. Giao Dịch đang chờ sự chấp thuận của các cơ quan quản lý.
Chủ tịch HĐQT Công ty CP 3F VIỆT Nguyễn Quốc Trung cho biết: “Trong 6 năm qua, sản phẩm của Công ty 3F VIỆT đã được người tiêu dùng tin tưởng ủng hộ. Đội ngũ 3F VIỆT tin rằng công ty đã sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới. Chúng tôi tự tin với mối quan hệ đối tác chiến lược, đầu tư góp vốn và sức mạnh cộng hưởng từ Masan, nhất là khi tập đoàn này đã rất thành công trong việc xây dựng nhiều thương hiệu mạnh và hệ thống phân phối toàn quốc, bao gồm các kênh hiện đại như hệ thống VinMart và VinMart+. 3F VIỆT sẽ hiện thực hóa sứ mệnh cung cấp các sản phẩm thịt gia cầm tươi, ngon cho đại đa số người tiêu dùng Việt Nam trong tương lai rất gần”.
Theo Báo Kinh tế đô thị
Là 1 công ty thành viên của Tập đoàn Masan, Masan MEATLife là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam áp dụng nền tảng 3F “từ trang trại đến bàn ăn” với chuỗi giá trị tích hợp, nhằm cung cấp các sản phẩm thịt có thương hiệu, đảm bảo vệ sinh, truy xuất được nguồn gốc và giá cả hợp lý.
Khởi đầu là một công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi hàng đầu tại Việt Nam với sản phẩm “BioZeem” – thương hiệu thức ăn chăn nuôi dẫn đầu về hiệu suất, MML đã mở rộng sang ngành kinh doanh thịt có thương hiệu theo mô hình hàng tiêu dùng. MML là công ty đầu tiên tại Việt Nam ra mắt thành công thương hiệu thịt mát “MEATDeli” theo công nghệ chế biến đáp ứng tiêu chuẩn châu Âu.
Với khát khao “MEATLife for a better life”, Masan MEATLife mang đến các sản phẩm thịt tươi ngon, an toàn với giá cả hợp lý cho hàng triệu gia đình Việt Nam, thực hiện sứ mệnh nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.
- 3F Việt li>
- MEATDeli Sài Gòn li> ul>
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
Tin mới nhất
T7,11/01/2025
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất