Thời gian qua, nông dân các tỉnh khu vực Đông Nam bộ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của dịch bệnh, thiên tai liên tiếp. Nhiều gia đình đã rơi vào cảnh kiệt quệ, nợ nần chồng chất.
Tiêu hủy heo nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi. Ảnh: TIẾN MNH
Lao đao vì dịch tả heo
Tại Bình Phước, vào tháng 5-2019 bệnh dịch tả heo châu Phi xuất hiện đầu tiên tại thị trấn Tân Phú (huyện Đồng Phú), đến giữa tháng 8-2019 đã lây lan ra 10/11 huyện, thị xã, TP với 243 hộ/47 phường, xã, thị trấn, ước với thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Trong khi người dân đổ vốn đầu tư lớn vào đàn heo, còn việc hỗ trợ lại “nhỏ giọt” theo từng đợt, nên các hộ chăn nuôi lao đao. Tại huyện Phú Riềng có 84 hộ nuôi heo bị mắc dịch, phải tiêu hủy 1.135 con heo, nhưng đến nay mới có 74 hộ nhận hỗ trợ, với số tiền hơn 575 triệu đồng. Nhiều hộ chăn nuôi cho biết, dịch bệnh đã làm không ít hộ chăn nuôi lâm cảnh bi đát, không biết đến bao giờ mới có thể tái đàn.
Còn ở Đồng Nai, nơi được ví là thủ phủ của ngành chăn nuôi heo cả nước, bệnh dịch tả heo châu Phi đang hoành hành dữ dội. Gia đình Nguyễn Văn Hoàng sinh sống ở thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, cho biết, năm 2017 vợ chồng anh ra xã Vĩnh Tân thuê 2 trang trại để nuôi heo với tổng đàn khoảng 2.000 con. Lứa heo đầu có lãi, lứa sau giá heo hơi bất ngờ giảm xuống tận đáy, gia đình rơi vào cảnh trắng tay, ôm một số nợ không nhỏ. Không để trống trại, vợ chồng anh lại huy động vốn liếng, vay ngân hàng đầu tư thêm lứa heo mới nhưng đến lúc xuất chuồng cả 2.000 con mắc bệnh dịch tả heo châu Phi. “Từ khi nuôi heo đến giờ, chỉ đợt xuất chuồng đầu tiên hiệu quả, còn sau đó là lỗ triền miên, không thể gắng gượng được nữa. Gia đình đang rao bán căn nhà ở thị trấn để trang trải nợ nần”, anh Hoàng buồn bã nói.
Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, bệnh dịch tả heo châu Phi đã xảy ra trên 3.000 hộ tại 122 xã, tiêu hủy 301.000 con heo nhiễm, chủ yếu tại huyện Trảng Bom, Long Thành, Vĩnh Cửu, Thồng Nhất… thiệt hại ước tính khoảng 405 tỷ đồng. Trong đó, huyện Vĩnh Cửu đứng đầu số lượng heo bị tiêu hủy với hơn 59.000 con, ước thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng. Thiệt hại lớn nhưng tỉnh cũng mới hỗ trợ gần 43 tỷ đồng cho các hộ chăn nuôi.
Dịch tả heo châu Phi xuất hiện tại Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuối tháng 6-2019, nhưng nay đã lan ra 46 địa phương cấp xã thuộc 7 huyện, thị, thành phố của tỉnh (trừ huyện Côn Đảo). Dịch bệnh không dừng lại ở hộ nuôi heo rừng, chăn nuôi nhỏ lẻ mà xảy ra ở trại chăn nuôi số lượng lớn. Ông Vũ Văn Tiên (ấp 5, xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc) cho biết, thời điểm đàn heo thịt đạt trọng lượng 20 – 30kg/con thì phát hiện bị nhiễm bệnh, phải tiêu hủy toàn bộ. Đợt dịch bệnh này đã khiến gia đình ông không những không trả được nợ cũ mà còn nợ thêm gần 50 triệu đồng.
Đến cúm A, mưa lũ
Không những phải đối phó với dịch heo, hiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6, buộc phải tiêu hủy 10.500 con gà tại 2 trang trại của huyện Xuyên Mộc. Cúm type A (H5N6) là chủng virus có độc lực rất cao, có tốc độ lây lan nhanh làm chết hàng loạt gia cầm, ở nhiều loại khác nhau và đặc biệt có thể lây lan sang người gây tử vong.
Trong khi người dân đang khốn đốn vì dịch bệnh, vào trung tuần tháng 8, do mưa lớn nên nước lũ từ đầu nguồn đổ về đang khiến cho vùng “rốn lũ” Tân Phú và Định Quán (tỉnh Đồng Nai) chìm trong biển nước, nhiều hoa màu, gia sản của nhiều người dân trôi theo dòng nước. Theo số liệu thống kê ban đầu của UBND huyện Định Quán, mưa lũ đã làm 5.000 tấn cá bè chết hoặc trôi ra sông; khoảng 250ha cây trồng bị ngập úng, gây thiệt hại trên 220 tỷ đồng. Nhiều hộ nuôi cá bè đang rơi vào cảnh kiệt quệ, với món nợ tiền tỷ do cá chết. Theo tính toán sơ bộ của Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã có khoảng 1.000 tấn cá bè chết do thiên tai.
Đây là thời điểm tốt nhất để tái đàn phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán 2020. Mặc dù được Nhà nước hỗ trợ nhưng nhiều người dân ở các tỉnh Đông Nam bộ cũng không đủ vốn để tái đàn. Nhiều chủ trại heo, gà phá sản, “treo chuồng” là điều khó tránh khỏi.
NHÓM PV
Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng
- tái đàn li>
- gia cầm li>
- gia súc gia cầm li>
- đàn gia súc li> ul>
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất