Với tổng đàn heo và gà thuộc tốp đầu cả nước về sản lượng, Đồng Nai được mệnh danh là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước. Song thời gian qua, tổng đàn heo, gà trên địa bàn tỉnh liên tục tăng “nóng”. Hiện tổng đàn heo đã đạt mức trên 2,5 triệu con, tăng gần 500 ngàn con; tổng đàn gà đạt gần 21,5 triệu con, tăng thêm hơn 2 triệu con so với năm 2017.
Trang trại nuôi gà đẻ trứng đảm bảo về an toàn dịch bệnh, môi trường tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom. Ảnh H.Giang
Quá tải về chăn nuôi khiến gánh nặng về ô nhiễm môi trường nặng nề hơn. Nhiều địa phương trong tỉnh muốn từ chối các dự án chăn nuôi lớn để bảo vệ môi trường.
Làn sóng đầu tư trại chăn nuôi
Đồng Nai là nơi tập trung hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi như: C.P., Cargill, CJ, Massan, Hòa Phát… Sau khi thành lập nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các tập đoàn bắt tay vào đầu tư chăn nuôi heo, gà ngay trên địa bàn tỉnh theo hình thức gia công, thuê chuồng trại để nuôi.
Trước tình trạng tăng trưởng nóng của đàn heo, đàn gà, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai khuyến cáo: hết con heo rồi đến con gà không ít lần rơi vào cảnh chờ giải cứu vì khủng hoảng thừa. Việc tăng trưởng nóng tổng đàn heo, gà gây hệ lụy khó lường. Người chăn nuôi nên tính toán kỹ khi đầu tư, không nên chạy theo phong trào mà nên đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, cải tiến kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi đạt chuẩn an toàn để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi nội địa.
Do đó, từ “thủ phủ” sản xuất thức ăn chăn nuôi, Đồng Nai trở thành “thủ phủ” chăn nuôi. Đặc biệt trong gần 2 năm qua, đàn heo, gà của tỉnh tăng nhanh, rất nhiều “đại gia” tìm đất xây dựng trang trại để chăn nuôi gia công hoặc đầu tư rồi cho thuê lại trang trại để kiếm lời. Những địa phương thu hút đông các dự án đầu tư chăn nuôi là: Xuân Lộc, Định Quán, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ.
Theo tính toán của một số chủ trang trại trên địa bàn tỉnh, chi phí bỏ ra mua đất làm trang trại và cho các công ty nước ngoài thuê lại để chăn nuôi chỉ sau 5 năm sẽ thu hồi đủ vốn. Những chủ trang trại thiếu vốn chỉ cần được ký hợp đồng cho thuê trại với công ty nước ngoài từ 15-20 năm là ngân hàng sẽ cho vay vốn đến 60-70% tổng vốn đầu tư và thời hạn cho vay từ 10-15 năm. Vì thế, “làn sóng” đi mua đất, xin cấp phép xây dựng trang trại vẫn lan nhanh mặc dù số tiền đầu tư nhiều hơn, các thủ tục xin cấp phép nhiều ràng buộc hơn so với trước.
Biểu đồ thể hiện tổng đàn heo, gà trên địa bàn tỉnh qua các năm từ năm 2016 đến 9 tháng đầu năm 2018; tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh và một số địa phương có tổng đàn heo, gà lớn nhất tỉnh. (Thông tin: Bình Nguyên, đồ họa: Hải Quân)
Từ đầu năm đến nay, gia đình bà Đoàn Thị Liên ở xã Cây Gáo (huyện Trảng Bom) đôn đáo ngược xuôi để làm giấy phép đầu tư thêm trang trại nuôi gà công nghiệp với quy mô 20 ngàn con, tăng tổng đàn gà đầu tư lên 60 ngàn con. Theo bà Liên, hiện nay đầu tư cho 1 dự án chăn nuôi cùng quy mô phải cần số vốn gần gấp 10 lần so với mười mấy năm trước. Nguyên nhân là chủ đầu tư phải vào vùng quy hoạch chăn nuôi của địa phương mua đất với giá cao, chi phí đầu tư trang trại, con giống… đều đội lên so với trước. “Trước đây có vốn là đổ ra đầu tư, giờ dù vào vùng quy hoạch được phép chăn nuôi cũng cần cả chục loại giấy phép. Hồ sơ thủ tục quá rườm rà, phức tạp nên chúng tôi buộc phải thuê công ty tư vấn chuyên nghiệp làm thủ tục mà cũng cần cả năm mới hoàn tất. Trong đó, khó khăn nhất là về đánh giá tác động môi trường” – bà Liên nói.
Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – thú y Đồng Nai khẳng định: “Chăn nuôi nhỏ lẻ đang có xu hướng thu hẹp. Tổng đàn heo tăng gần nửa triệu con trong hơn 1 năm chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như CP, CJ. Chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn hiện chiếm gần 94% tổng đàn”.
Theo Sở Kế hoạch – đầu tư, trong 2 năm qua, số dự án xin cấp phép trên lĩnh vực chăn nuôi khá nhiều. Nhưng trước khi cấp phép cho các dự án, Sở Kế hoạch – đầu tư đều phải gửi văn bản lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương liên quan, nếu tất cả đồng ý mới trình UBND tỉnh phê duyệt.
Gánh nặng về môi trường
Theo ông Trần Trọng Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai, toàn tỉnh có 202 trang trại chăn nuôi lớn do cấp tỉnh đánh giá tác động môi trường. Thời gian gần đây, tỉnh đã siết chặt trong quản lý về môi trường, những trang trại cố tình gây ô nhiễm không khắc phục kịp thời ngoài bị xử phạt hành chính sẽ bị buộc ngưng hoạt động. Vì thế, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cũng được hạn chế bớt.
Ngành chăn nuôi của Đồng Nai nhiều năm qua có đóng góp lớn cho giá trị sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Năm 2017, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của Đồng Nai đạt 19,7 ngàn tỷ đồng, chiếm 56% tổng giá trị trong sản xuất chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ. Thu nhập từ 1 hécta sản xuất chăn nuôi cao gấp nhiều lần so với trồng trọt. Nhiều năm nay, Đồng Nai luôn là địa phương cung cấp thịt heo, gà, trứng và con giống thuộc hàng lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, chăn nuôi cũng để lại gánh nặng về môi trường cho tỉnh phải xử lý. Ngày càng nhiều địa phương bị ô nhiễm nặng nề do chăn nuôi như: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất…
Bà Thiện Ngải ở xã Xuân Trường (huyện Xuân Lộc) chia sẻ: “Vùng này ngày xưa môi trường rất trong lành. Nhưng mấy năm gần đây, người ở nơi khác đổ về xây dựng trại heo ở các xã Xuân Trường, Xuân Thành… khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Vào buổi sáng sớm và buổi chiều, mùi hôi từ các trang trại bốc lên rất khó chịu, nước suối cũng ô nhiễm”. Tại các huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Trảng Bom… tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi cũng luôn là vấn đề “nóng” được người dân phản ảnh nhiều tại các buổi tiếp xúc cử tri.
Theo phản ảnh của người dân, việc cấp phép ồ ạt phát triển các trang trại chăn nuôi người dân ít được hưởng lợi; ngược lại trong khi đó, mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm không khí, nguồn nước mặt, nước ngầm. Đường giao thông xuống cấp nhanh do xe vận chuyển heo, gà, thức ăn chăn nuôi trọng tải lớn ra vào thường xuyên. Bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc cho hay: “Xuân Lộc hiện đã trở thành huyện có tổng đàn heo lớn nhất tỉnh. Từ năm 2017, huyện đã từ chối nhiều dự án chăn nuôi lớn vì ngại ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân”.
Hương Giang – Bình Nguyên
Nguồn: Báo Đồng Nai
- chăn nuôi đồng nai li>
- dự án chăn nuôi li>
- thủ phủ chăn nuôi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất