Khi "thủ phủ" ngại dự án chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Khi “thủ phủ” ngại dự án chăn nuôi

    Với tổng đàn heo và gà thuộc tốp đầu cả nước về sản lượng, Đồng Nai được mệnh danh là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước. Song thời gian qua, tổng đàn heo, gà trên địa bàn tỉnh liên tục tăng “nóng”. Hiện tổng đàn heo đã đạt mức trên 2,5 triệu con, tăng gần 500 ngàn con; tổng đàn gà đạt gần 21,5 triệu con, tăng thêm hơn 2 triệu con so với năm 2017.

    Khi "thủ phủ" ngại dự án chăn nuôi

    Trang trại nuôi gà đẻ trứng đảm bảo về an toàn dịch bệnh, môi trường tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom. Ảnh H.Giang

     

    Quá tải về chăn nuôi khiến gánh nặng về ô nhiễm môi trường nặng nề hơn. Nhiều địa phương trong tỉnh muốn từ chối các dự án chăn nuôi lớn để bảo vệ môi trường.

     

    Làn sóng đầu tư trại chăn nuôi

     

    Đồng Nai là nơi tập trung hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi như: C.P., Cargill, CJ, Massan, Hòa Phát… Sau khi thành lập nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các tập đoàn bắt tay vào đầu tư chăn nuôi heo, gà ngay trên địa bàn tỉnh theo hình thức gia công, thuê chuồng trại để nuôi.

    Trước tình trạng tăng trưởng nóng của đàn heo, đàn gà, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai khuyến cáo: hết con heo rồi đến con gà không ít lần rơi vào cảnh chờ giải cứu vì khủng hoảng thừa. Việc tăng trưởng nóng tổng đàn heo, gà gây hệ lụy khó lường. Người chăn nuôi nên tính toán kỹ khi đầu tư, không nên chạy theo phong trào mà nên đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, cải tiến kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi đạt chuẩn an toàn để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi nội địa.

     

    Do đó, từ “thủ phủ” sản xuất thức ăn chăn nuôi, Đồng Nai trở thành “thủ phủ” chăn nuôi. Đặc biệt trong gần 2 năm qua, đàn heo, gà của tỉnh tăng nhanh, rất nhiều “đại gia” tìm đất xây dựng trang trại để chăn nuôi gia công hoặc đầu tư rồi cho thuê lại trang trại để kiếm lời. Những địa phương thu hút đông các dự án đầu tư chăn nuôi là: Xuân Lộc, Định Quán, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ.

     

    Theo tính toán của một số chủ trang trại trên địa bàn tỉnh, chi phí bỏ ra mua đất làm trang trại và cho các công ty nước ngoài thuê lại để chăn nuôi chỉ sau 5 năm sẽ thu hồi đủ vốn. Những chủ trang trại thiếu vốn chỉ cần được ký hợp đồng cho thuê trại với công ty nước ngoài từ 15-20 năm là ngân hàng sẽ cho vay vốn đến 60-70% tổng vốn đầu tư và thời hạn cho vay từ 10-15 năm. Vì thế, “làn sóng” đi mua đất, xin cấp phép xây dựng trang trại vẫn lan nhanh mặc dù số tiền đầu tư nhiều hơn, các thủ tục xin cấp phép nhiều ràng buộc hơn so với trước.

    Khi "thủ phủ" ngại dự án chăn nuôi

    Biểu đồ thể hiện tổng đàn heo, gà trên địa bàn tỉnh qua các năm từ năm 2016 đến 9 tháng đầu năm 2018; tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh và một số địa phương có tổng đàn heo, gà lớn nhất tỉnh. (Thông tin: Bình Nguyên, đồ họa: Hải Quân)

     

    Từ đầu năm đến nay, gia đình bà Đoàn Thị Liên ở xã Cây Gáo (huyện Trảng Bom) đôn đáo ngược xuôi để làm giấy phép đầu tư thêm trang trại nuôi gà công nghiệp với quy mô 20 ngàn con, tăng tổng đàn gà đầu tư lên 60 ngàn con. Theo bà Liên, hiện nay đầu tư cho 1 dự án chăn nuôi cùng quy mô phải cần số vốn gần gấp 10 lần so với mười mấy năm trước. Nguyên nhân là chủ đầu tư phải vào vùng quy hoạch chăn nuôi của địa phương mua đất với giá cao, chi phí đầu tư trang trại, con giống… đều đội lên so với trước. “Trước đây có vốn là đổ ra đầu tư, giờ dù vào vùng quy hoạch được phép chăn nuôi cũng cần cả chục loại giấy phép. Hồ sơ thủ tục quá rườm rà, phức tạp nên chúng tôi buộc phải thuê công ty tư vấn chuyên nghiệp làm thủ tục mà cũng cần cả năm mới hoàn tất. Trong đó, khó khăn nhất là về đánh giá tác động môi trường” – bà Liên nói.

     

    Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – thú y Đồng Nai khẳng định: “Chăn nuôi nhỏ lẻ đang có xu hướng thu hẹp. Tổng đàn heo tăng gần nửa triệu con trong hơn 1 năm chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như CP, CJ. Chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn hiện chiếm gần 94% tổng đàn”.

     

    Theo Sở Kế hoạch – đầu tư, trong 2 năm qua, số dự án xin cấp phép trên lĩnh vực chăn nuôi khá nhiều. Nhưng trước khi cấp phép cho các dự án, Sở Kế hoạch – đầu tư đều phải gửi văn bản lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương liên quan, nếu tất cả đồng ý mới trình UBND tỉnh phê duyệt.

     

    Gánh nặng về môi trường

    Theo ông Trần Trọng Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai, toàn tỉnh có 202 trang trại chăn nuôi lớn do cấp tỉnh đánh giá tác động môi trường. Thời gian gần đây, tỉnh đã siết chặt trong quản lý về môi trường, những trang trại cố tình gây ô nhiễm không khắc phục kịp thời ngoài bị xử phạt hành chính sẽ bị buộc ngưng hoạt động. Vì thế, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cũng được hạn chế bớt.

     

    Ngành chăn nuôi của Đồng Nai nhiều năm qua có đóng góp lớn cho giá trị sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Năm 2017, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của Đồng Nai đạt 19,7 ngàn tỷ đồng, chiếm 56% tổng giá trị trong sản xuất chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ. Thu nhập từ 1 hécta sản xuất chăn nuôi cao gấp nhiều lần so với trồng trọt. Nhiều năm nay, Đồng Nai luôn là địa phương cung cấp thịt heo, gà, trứng và con giống thuộc hàng lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, chăn nuôi cũng để lại gánh nặng về môi trường cho tỉnh phải xử lý. Ngày càng nhiều địa phương bị ô nhiễm nặng nề do chăn nuôi như: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất…

     

    Bà Thiện Ngải ở xã Xuân Trường (huyện Xuân Lộc) chia sẻ: “Vùng này ngày xưa môi trường rất trong lành. Nhưng mấy năm gần đây, người ở nơi khác đổ về xây dựng trại heo ở các xã Xuân Trường, Xuân Thành… khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Vào buổi sáng sớm và buổi chiều, mùi hôi từ các trang trại bốc lên rất khó chịu, nước suối cũng ô nhiễm”. Tại các huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Trảng Bom… tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi cũng luôn là vấn đề “nóng” được người dân phản ảnh nhiều tại các buổi tiếp xúc cử tri.

     

    Theo phản ảnh của người dân, việc cấp phép ồ ạt phát triển các trang trại chăn nuôi người dân ít được hưởng lợi; ngược lại trong khi đó, mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm không khí, nguồn nước mặt, nước ngầm. Đường giao thông xuống cấp nhanh do xe vận chuyển heo, gà, thức ăn chăn nuôi trọng tải lớn ra vào thường xuyên. Bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc cho hay: “Xuân Lộc hiện đã trở thành huyện có tổng đàn heo lớn nhất tỉnh. Từ năm 2017, huyện đã từ chối nhiều dự án chăn nuôi lớn vì ngại ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân”.

     

    Hương Giang – Bình Nguyên

    Nguồn: Báo Đồng Nai

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.