[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tại lễ trao giải VIETSTOCK AWARD 2022 sáng ngày 12/10/2022, Khoa Chăn nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã được xướng tên tại hạng mục “Tổ chức có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển ngành chăn nuôi”.
Đặc biệt và vinh dự hơn nữa, Khoa nhận giải thưởng này đúng vào ngày kỉ niệm 66 năm thành lập Khoa (12/10/1956 – 12/10/2022).
PGS.TS Phạm Kim Đăng – Trưởng Khoa Chăn nuôi (thứ hai từ trái sang) thay mặt Khoa nhận giải thưởng “Tổ chức có nhiều đóng góp quan trọng Khoa Chăn nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam): Tổ chức có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển ngành chăn nuôi”
Đây là giải thưởng do Hội đồng bình xét giải thưởng lần thứ 10 ngành chăn nuôi – VIETSTOCK AWARDS 2022, nằm trong khuôn khổ triển lãm thương mại chuyên ngành chăn nuôi VIETSTOCK EXPO & FORUM 2022, tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP.HCM từ ngày 12 – 14 tháng 10 năm 2022.
Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiền thân là Khoa Chăn nuôi – Thú y, một trong 3 khoa đầu tiên thành lập ngay khi thành lập Trường Đại học Nông Lâm, tháng 10/1956. Với 66 năm xây dựng và phát triển, Khoa chăn nuôi đã và đang được xã hội, cộng đồng quốc tế thừa nhận là một trong những đơn vị hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực chăn nuôi trong nước và khu vực, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, khoa có 57 cán bộ, trong đó có 35 giảng viên và 19 nghiên cứu viên và hỗ trợ đào tạo. Trong 35 giảng viên có 02 GS, 10 PGS, 14 Tiến sĩ, 5 Nghiên cứu sinh và 02 thạc sỹ. Trên 85% cán bộ giảng dạy của Khoa được đào tạo bài bản tại các nước tiên tiến trên thế giới như Pháp, Bỉ, Úc, Hà Lan, Đức, Nauy, Đan Mạch, Nhật Bản…
Tính đến tháng 10/2021, đã có 63 khoá Đại học, 29 khóa Thạc sỹ, tiến sỹ tốt nghiệp, cung cấp gần 6000 kỹ sư, trên 500 thạc sỹ, và 120 Tiến sỹ ngành Chăn nuôi và Chăn nuôi thú y cho ngành chăn nuôi. Nhiều cựu sinh viên của khoa đã thành đạt và giữ vai trò quan trọng trong các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu, các trường đaị học từ Trung ương đến địa phương trên khắp mọi miền của Việt Nam.
Lần đầu tiên Khoa Chăn nuôi được vinh danh tại giải thưởng VIETSTOCK
Chương trình đào tạo đại học của khoa đã được Tổ chức kiểm định độc lập AUN-QA đánh giá và cấp chứng chỉ đạt chuẩn chất lượng của Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á.
Hiện nay, khoa có mối quan hệ hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức Quốc tế ở hơn 20 nước khác nhau như Vương Quốc Bỉ, Đức, Pháp, Hà Lan, Australia, Mỹ, Anh, Đan Mạch, Na Uy, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước trong khu vực…
Từ khi thành lập đến nay, khoa đã thực hiện thành công trên 500 đề tài và dự án nghiên cứu các cấp từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau như Nhà nước, Bộ, địa phương, quốc tế và doanh nghiệp. Từ năm 2016 đến nay, cán bộ của Khoa đã thực hiện trên 100 đề tài, dự án, công bố 485 bài báo, trong đó có 354 bài trên các tạp chí trong nước và 175 bài báo đăng trên tạp chí Quốc tế.
Sản phẩm khoa học điển hình gồm một giải thưởng Hồ Chí Minh về lợn lai kinh tế, 10 tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận và nhiều qui trình cũng như sản phẩm đã và đang áp dụng có hiệu quả trong chăn nuôi.
Cùng với những đóng góp trong đào tạo nhận lực, nghiên cứu, chuyển giao, tập thể khoa và nhiều các nhân trong khoa đã và đang đóng góp quan trọng trong việc biên tập, xây dựng, góp ý, tham gia hội đồng đánh giá trong xây dựng luật chăn nuôi, Chiến lực phát triển chăn nuôi, Đề án phát triển chăn nuôi, chính sách và nhiều văn bản quản lý của ngành chăn nuôi Việt Nam.
Hà Ngân
Giải thưởng được chủ trì bởi Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), nhằm vinh danh những doanh nghiệp, tổ chức có nhiều đóng góp tích cực và ý nghĩa cho sự phát triển chung của ngành chăn nuôi Việt Nam. Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã Ban hành Quyết định số 280/QĐ-CN-KHTH ngày 31/8/2022 về việc Phê duyệt danh sách và tiêu chí Giải thưởng VIETSTOCK 2022. Qua đó, danh sách giải thưởng gồm 21 giải thưởng và được chia làm 5 nhóm giải thưởng chính: Nhóm giải thưởng về sản xuất giống vật nuôi/thủy sản; Nhóm giải thưởng về sản xuất thức ăn chăn nuôi/thủy sản, Nhóm giải thưởng về trang trại, HTX chăn nuôi/thủy sản; Nhóm liên kết theo chuỗi giá trị (sản xuất, giết mổ/chế biến/bảo quản, tiêu thụ), xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi; Nhóm giải thưởng về đóng góp quan trọng cho ngành chăn nuôi.
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất