[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, tối ngày 11/10/2019, Khoa Chăn nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam – VNUA) đã tổ chức Lễ tổng kết năm học 2018-2019, nhằm đánh giá những nhiệm vụ, thành tích trong học tập, phong trào Đoàn – Hội đã thực hiện trong năm học, đồng thời đề ra phương hướng cho năm học mới.
Tham dự Lễ tổng kết có đại diện lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam; lãnh đạo, giảng viên Khoa Chăn nuôi; doanh nghiệp chăn nuôi thú y (Công ty ANT, Công ty C.P Việt Nam, Công ty Công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật, Công ty Sunjin Farmsco, Công ty Japfa Comfeed, Công ty Biomin Việt Nam, Công ty Cargill Việt Nam, Công ty GreenFeed Việt Nam, Công ty Chăn nuôi Hòa Phát, Công ty Marphavet, Công ty Thuốc Thú y toàn cầu, Công ty Green Vet, …) và 500 sinh viên của Khoa.
Đại diện lãnh đạo VNUA, Khoa Chăn nuôi, doanh nghiệp và đông đảo sinh viên tham dự Lễ tổng kết năm học 2018-2019
Phát biểu khai mạc Lễ tổng kết, PGS TS Phạm Kim Đăng, Trưởng Khoa Chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam khẳng định, với truyền thống 63 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Chăn nuôi là một trong những cơ sở đào tạo ngành chăn nuôi hàng đầu Việt Nam và có nhiều đóng góp cho ngành chăn nuôi nước nhà.
PGS TS Phạm Kim Đăng – Trưởng Khoa Chăn nuôi (VNUA)
Khoa Chăn nuôi là một trong ba Khoa được thành lập ngay từ ngày đầu thành lập Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sau 63 năm xây dựng và phát triển, đến nay khoa có nguồn cán bộ chất lượng, lần đầu tiên Khoa có 2 GS, 10 PGS đang làm việc, cùng với 23 Tiến sĩ và 10 nghiên cứu sinh đang học tập trong và ngoài nước. Trong 1-2 năm tới, Khoa sẽ có 98% giảng viên là Tiến sĩ và hầu hết được đào tạo ở các nước phát triển như Đức, Mỹ, Úc, Bỉ, Nhật… Cán bộ giảng dạy của Khoa có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề và nhiệt tình, tận tâm với công tác nghiên cứu, đào tạo và có nhiều đóng góp cho ngành chăn nuôi.
“Bên cạnh đó, Khoa còn có sự đóng góp, đồng hành, cộng tác hiệu quả trong công tác đào tạo, nghiên cứu của các doanh nghiệp Chăn nuôi, Thú y”, PGS TS Phạm Kim Đăng nhấn mạnh.
Đặc biệt, khoảng 5-10 năm trở lại đây, Khoa đã rất cầu toàn lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp phân tích những hạn chế của sinh viên khi ra trường. Ý kiến của doanh nghiệp đã giúp Khoa cải thiện chất lượng đào tạo, tăng cường kiến thức mà doanh nghiệp đang cần. Nhờ vậy, gần đây sinh viên tốt nghiệp đã cơ bản đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Vấn đề gì chưa đáp ứng được, Khoa tiếp tục mong có sự cộng tác, góp ý của các doanh nghiệp để chất lượng đào tạo ngày càng nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, của nền chăn nuôi hiện đại để tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của Khoa Chăn nuôi.
PGS.TS Phạm Kim Đăng cũng cho biết thêm, ngoài hợp tác đào tạo với doanh nghiệp trong nước, Khoa đang hướng tới việc hội nhập quốc tế sâu rộng. Cụ thể, Khoa đã tham khảo nhiều chương trình đào tạo của các nước tiên tiến; các môn học mới được đưa vào chương trình đào tạo, nhiều chương trình trao đổi, thực tập ngắn hạn với các nước trong khu vực được tăng cường. Gần như năm nào Khoa cũng có sinh viên thực tập tại các nước trong khu vực và thế giới. Khoa cũng tiếp nhận sinh viên nước khác đến học tập và thực tập tại khoa.…
PGS TS Đỗ Đức Lực – Phó trưởng Khoa Chăn nuôi (VNUA)
PGS TS Đỗ Đức Lực – Phó trưởng Khoa Chăn nuôi đã có báo cáo tổng kết năm học 2018-2019. Hiện nay, toàn khoa có 1572 sinh viên, 35 học viên cao học và 10 nghiên cứu sinh.
Về cơ sở vật chất, hiện nay Khoa đang có: Phòng Thí nghiệm Trung tâm đạt chuẩn ISO 17025; Phòng thí nghiệm Di truyền phân tử chọn giống vật nuôi; 6 phòng thí nghiệm của 6 bộ môn; 2 phòng máy tính; Trung tâm nghiên cứu liên ngành và phát triển nông thôn; Mô hình lợn, vịt, dê, thỏ, cây thức ăn, gà bản địa; Trung tâm nghiên cứu giống vật nuôi chất lượng cao (lợn, bò, vịt).
Trong năm học 2018-2019, nhờ việc tổ chức giao đề tài vào 4 đợt nên tỉ lệ tốt nghiệp đúng hạn được cải thiện đáng kể (trung bình là 62,1%). Phân loại sinh viên từ K59-K63 như sau: 4% xuất sắc và 5% giỏi. Hiện nay, Khoa có 5 nhóm thuộc câu lạc bộ chuyên ngành (CLB dê thỏ, bồ câu, gà bản địa, Lợn, giun…) với 91 sinh viên tham gia. Cùng với đó, sinh viên Khoa Chăn nuôi cũng là một trong những Khoa có nhiều hoạt động Đoàn – Hội sôi nổi …
Trong năm học 2019-2020, trước yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu sắp xếp lại tổ chức Chăn nuôi và thú y ở địa phương, Khoa Chăn nuôi có một số đổi mới ở cả 2 bậc đào tạo. Cụ thể, cả đào tạo đại học và thạc sỹ, ngoài ngành truyền thống là ngành chăn nuôi, khoa còn xây dựng và bắt đầu tuyển sinh đào tạo thêm ngành Chăn nuôi – Thú y, trở thành cơ sở đầu tiên đàu tạo Thạc sĩ Chăn nuôi – Thú y tại Việt Nam.
Trước những băn khoăn, của sinh viên trước bối cảnh ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn (bão giá năm 2017, bão dịch tả lợn châu Phi đầu năm 2019), ảnh hưởng tới nhu cầu nhân sự trong ngành chăn nuôi thú y, ông Nguyễn Ngọc Ánh – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam đã có những chia sẻ tâm huyết tại lễ tổng kết.
Theo ông Nguyễn Ngọc Ánh, ngành chăn nuôi sẽ thay đổi cơ cấu sản xuất, cụ thể giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, năng suất thấp, an toàn sinh học kém, thay vào đó là chăn nuôi quy mô lớn, chuyên nghiệp, năng suất cao, hạ giá thành, đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Với ASF và bão giá thì thì tiến trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi nhanh hơn. Đó là quy luật tự nhiên trên thế giới và các nước phát triển cũng như vậy.
Ông Nguyễn Ngọc Ánh – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam (phải) trao Học bổng GreenFeed cho sinh viên Khoa Chăn nuôi.
Gần đây, các doanh nghiệp “có máu mặt” trong ngành thực hiện quá trình hình thành chuỗi giá 3F từ thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, giết mổ và chế biến thực phẩm, chứ không đơn thuần là sản xuất, kinh doanh thức ăn như trước. Mô hình đầu vào là thức ăn chăn nuôi, giống, thuốc thú y; đầu ra là thực phẩm ăn được thúc đẩy rất nhanh. Các trại chăn nuôi lớn 2000, 5000, 10000 nái bằng công nghệ cao, bài bản hình thành nhiều hơn, đòi hỏi nhân sự chất lượng cao mới có thể vận hành và điều khiển được hệ thống đó. Cùng với đó, nhu cầu thực phẩm cho người dân Việt Nam gần 100 triệu người với nhu cầu tiêu dùng thịt ngày càng nhiều; nhu cầu thực phẩm của các nước láng giềng vẫn không ngừng tăng. “Do đó, nhu cầu nhân lực của ngành chăn nuôi thú y không giảm đi mà ngày càng tăng. Vì vậy, người học cần thay đổi tư duy, xây dựng kiến thức, kỹ năng phù hợp với nền chăn nuôi chuyên nghiệp thì sẽ có nhiều cơ hội”, ông Nguyễn Ngọc Ánh nhấn mạnh.
Góc độ đào tạo, Nhà trường và Khoa đã có nhiều cập nhật và trang bị cho sinh viên kiến thức căn bản, nhưng bản thân sinh viên cần trau dồi thêm chuyên môn, kỹ năng và thái độ. Cụ thể, đó là kỹ năng làm việc và tự học tập, rèn luyện trong trại chăn nuôi; khả năng ngoại ngữ và kỹ năng thích ứng với môi trường nước ngoài…Nếu đáp ứng được, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp không chỉ trong nước mà còn có cơ hội làm việc tại các nước khác trong khu vực thăng tiến và thu nhập cao, ông Ánh cho biết thêm.
Tại buổi lễ, đại diện nhiều doanh nghiệp đã trao nhiều suất học bổng cho các sinh viên có thành tích cao trong học tập và sinh viên hoàn cảnh khó khăn vượt khó.
Từ những phương hướng mục tiêu đúng đắn, Hy vọng, với sự nỗ lực của lãnh đạo, giảng viên, sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp và sự nỗ lực của bản thân mỗi sinh viên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Khoa Chăn nuôi VNUA sẽ không ngừng được cải thiện, nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của ngành trong thời đại 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế.
Một số hình ảnh khác tại Lễ tổng kết:
Đại diện Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P.Việt nam trao 15 suất học bổng cho sinh viên Khoa Chăn nuôi.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Chăn nuôi Hòa Phát trao 05 suất học bổng cho sinh viên có thành tích học tập tốt của Khoa Chăn nuôi.
Công ty Cargill Việt Nam trao học bổng cho sinh viên Khoa Chăn nuôi.
Công ty Sunjin trao học bổng cho sinh viên học tập tốt của Khoa Chăn nuôi.
Đại diện Công ty Marphavet trao học bổng cho sinh viên Khoa Chăn nuôi.
Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nhật trao học bổng cho sinh viên của Khoa Chăn nuôi
Lãnh đạo Khoa Chăn nuôi tặng hoa cảm ơn các doanh nghiệp đã đồng hành cùng Khoa.
Sinh viên Khoa Chăn nuôi trong một tiết mục văn nghệ.
HÀ NGÂN
- VNUA li>
- khoa chăn nuôi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất