Trước thông tin phản ánh về “lợn bỗng nôn ra máu, da tím ngắt rồi chết, dân lo nơm nớp” tại một số huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn gây thiệt hại lớn cho nhiều hộ chăn nuôi, Cục Thú y khẳng định, không có tình trạng này.
Ngay sau khi có thông tin trên, Cục Thú y đã thành lập Đoàn công tác điều tra xác minh tình hình. Thành phần gồm lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Chi cục Thú y vùng II, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn.
Đoàn công tác tiến hành mổ khám lợn bị bệnh
Kết quả điều tra xác minh: Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn không có hiện tượng lợn chết hàng loạt; người chăn nuôi cho biết trong thời gian qua chỉ có một vài con lợn chết do mắc bệnh thông thường như bệnh tụ huyết trùng, tiêu chảy, E.Coli là những bệnh mang tính địa phương, không lây lan.
Đoàn công tác đã kiểm tra thực tế tại HTX Thu Hiền thuộc xã Vĩnh Lại, huyện Văn Quan. Tại thời điểm này trong chuồng nuôi của HTX có 26 con lợn (gồm 6 con lợn nái ngoại; 19 con lợn thương phẩm do 6 con lợn nái đẻ ra và có trọng lượng 40 – 50 kg/con; 1 con lợn được thu mua từ thương lái còn sót lại). 26 con lợn này đã được tiêm vacxin phòng các bệnh…; trong đó 25 con khỏe mạnh bình thường và 1 con có biểu hiện bị bệnh.
Theo thông tin từ bà Đổng Thu Hiền, GĐ HTX Thu Hiền, ngày 12/7/2018, bà đã mua 244 con lợn (có trọng khoảng 12 – 13 kg/con) từ thương lái tên Lưu (địa chỉ tại Làng Chang, Yên Bình, Hữu Lũng, Lạng Sơn).
Ông Lưu mua số lợn này từ nhiều hộ chăn nuôi lợn nái tại thôn Lý, xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng (là thôn chuyên nuôi lợn nái). Trong số 244 con lợn nêu trên, bà Hiền đã bán cho bà Quyết (tại xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan) 20 con; bán cho người một người khác (ở thị trấn Tu Đồn, huyện Văn Quan) 10 con. Còn lại 214 con bà Hiền giữ lại để nuôi tại HTX.
Ngày 16/9/2018, có hiện tượng lợn bị bệnh và chết 9/214 con. HTX có mời cán bộ kỹ thuật của một công ty thức ăn chăn nuôi (HTX Thu Hiền cũng kinh doanh thức ăn chăn nuôi) đến điều trị và chẩn đoán đàn lợn của HTX bị bệnh ghép tai xanh, viêm phổi, màng phổi và suyễn.
HTX Thu Hiền đã điều trị theo phác đồ của bệnh ghép viêm phổi, màng phổi và suyễn nhưng không khỏi, lợn tiếp tục bị bệnh và chết. Đến ngày 30/9/2018, tổng cộng 213/214 con lợn bị chết, còn lại duy nhất 1 con có biểu hiện bị bệnh như trên.
Khi phát hiện lợn bị bệnh, lợn chết, HTX Thu Hiền không thông báo cho thú y cơ sở, cơ quan thú y và chính quyền địa phương theo quy định, tự tiêu hủy bằng cách chôn cùng hóa chất và ủ biogas.
Tuy nhiên, theo đoàn công tác, nơi ủ biogas của HTX Thu Hiền rất nhỏ, không rõ làm cách nào để chứa hết 213 con lợn chết nêu trên; HTX không báo cho chính quyền, thú y cơ sở, do đó, không rõ số lượng lợn chết chính xác thế nào(?).
Ngày 8/11/2018, Đoàn công tác đã mổ khám và lấy mẫu của 1 con lợn gầy còm của HTX Thu Hiền thu mua của thương lái (đây chính là con lợn duy nhất còn sống trong lô 214 con) được nuôi tại ô chuồng sát với ô chuồng nuôi lợn nái đã có từ trước, có trọng lượng khoảng 60kg.
Kết quả kiểm tra con lợn này có biểu hiện lâm sàng như ho, khó thở, vận động kém, lông xơ xác, niêm mạc mắt nhợt nhạt, bỏ ăn, sốt 39,8oC, da, phân không có dấu hiệu bất thường. Đoàn công tác đã mổ khám thấy lợn có bệnh tích như tim nhão, các thùy phổi bị gan hóa đối xứng 90% diện tích phổi. Hạch lâm ba viêm, sưng, nhưng gan, lách, thận không có dấu hiệu bất thường.
Đoàn công tác cũng đã lấy mẫu bệnh phẩm gồm 1 mẫu nội tạng (phổi, lách, gan, thận, hạch lâm ba) và 1 mẫu huyết thanh để gửi Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương xét nghiệm.
Ngày 9/11/2018, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, Chi cục Thú y vùng VI đã xét nghiệm các mẫu nêu trên bằng phương pháp Real-time PCR (để phát hiện virus đối với mẫu phủ tạng và mẫu huyết thanh) và bằng phương pháp ELISA (để phát hiện kháng thể đối với mẫu huyết thanh).
PV
Nguồn: nongnghiep.vn
Kết quả xét nghiệm cho thấy: Đối với mẫu của con lợn mua từ HTX Thu Hiền (thuộc xã Vĩnh Lại, huyện Văn Quan) âm tính với các bệnh dịch tả lợn Châu Phi, dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh và dương tính với virus gây hội chứng lợn con gầy mòn sau cai sữa (PCV2), có kháng thể tai xanh (do lợn này đã được tiêm phòng như đã nêu ở trên); Đối với mẫu của 4 con lợn khác cho kết quả âm tính với tất cả các bệnh nêu trên và có kháng thể tai xanh (do những lợn này đã được tiêm phòng vacxin tai xanh).
- bệnh tiêu chảy li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- lợn bệnh li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất