Sau đàn lợn, hiện nay đàn trâu đang giảm mạnh, khiến người chăn nuôi hết sức lo lắng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang, bà con nên tiếp tục duy trì đàn trâu, không nên vội vàng bán trâu để gỡ vốn.
Sau 4 năm chăn nuôi trâu theo mô hình nhốt chuồng vỗ béo, ông Ma Văn Hùng, thôn Nà Mộ, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) giờ đã phải bỏ cuộc. Theo ông Hùng, năm 2014 chăn nuôi trâu sau 3 tháng đầu tư nuôi vỗ béo cầm chắc lãi từ 2 – 2,2 triệu đồng/con. Tuy nhiên, từ năm năm 2017 đến nay, lấy công làm lãi cũng chỉ được khoảng từ 6 – 7 trăm nghìn đồng/con. Tính toán chi li, bỏ hơn 20 triệu đồng mua giống, công chăm sóc vỗ béo, sau 3 tháng người nuôi được trên 200 nghìn đồng. Đó là trâu mã đẹp, còn trâu chăn thả rông lượng thịt không nhiều giá còn rẻ hơn nữa.
Người nuôi trâu thôn Ao Dăm, xã Phúc Ninh (Yên Sơn) giảm đàn do giá xuống thấp.
Cũng trên địa bàn huyện Yên Sơn, ông Nguyễn Duy Tiến, thôn Ao Dăm, xã Phúc Ninh phải vừa bán chạy đàn trâu để gỡ vốn. Ông Tiến cho biết, năm 2015 ông mua cặp trâu mẹ và nghé hết 51 triệu đồng. Hơn 2 năm chăn thả, trâu mẹ đẻ thêm được 1 nghé con, cuối tháng tư vừa qua bán 3 con trâu được 38 triệu đồng. Theo ông Tiến, để chăm 3 con trâu mất 1 lao động chăn thả, lấy công làm lãi cũng không được, thà đi làm thuê còn ra đồng tiền.
Hơn 1 năm trở lại đây giá trâu thịt đã giảm nhiều, năm 2016, giá trâu thịt là 240 nghìn đồng/1 kg hơi đến nay chỉ còn 150 nghìn – 160 nghìn/kg. Giá trâu giảm đã khiến người chăn nuôi trâu đầu tư không có lãi, bán chạy để gỡ vốn. Báo cáo của Cục Thống kê, toàn tỉnh còn 110.656 con trâu, giảm 921 con so với cùng kỳ năm 2017.
Vào thời điểm trâu được giá năm 2014, 2015, ông Hoàng Văn Oanh, Giám đốc Công ty TNHH Oanh Phương, xã Hoàng Khai (Yên Sơn) đã xúc tiến thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành để liên kết với các thành viên hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn xây dựng chuồng trại mở rộng quy mô chăn nuôi trâu theo hình thức nuôi nhốt, vỗ béo và cam kết bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, khi đi vào thực hiện dự án, giá trâu đã sụt khiến doanh nghiệp không thực hiện được. Ông Hoàng Văn Oanh cho biết, mô hình chăn nuôi mới được thực hiện ở xã Hùng Mỹ (Chiêm Hóa); 2 dự án khác ở xã Hùng Lợi và Tiến Bộ (Yên Sơn) hiện phải gác lại.
Theo ông Nguyễn Văn Công, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, nguyên nhân đàn trâu giảm nhanh do chăn nuôi trâu hiện nay hiệu quả kinh tế thấp; diện tích chăn thả bị thu hẹp; diện tích đất trồng cỏ rất ít, phần lớn đều tận dụng những rẻo đất nhỏ nên năng suất, chất lượng cỏ kém, hơn nữa thiếu lao động chăn dắt dẫn đến bà con giảm tổng đàn. Tuy nhiên, đàn trâu giảm xảy ra trong thời gian nhất định, về lâu dài chăn nuôi trâu vẫn có tiềm năng và có sức cạnh tranh cao bởi không nhiều tỉnh có lợi thế như tỉnh ta.
Ông Nguyễn Đại Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người chăn nuôi trâu duy trì đàn không nên bán tống, bán tháo trong thời điểm này, tiếp tục đầu tư chăm sóc để chờ giá tăng lên. Bởi chi phí thức ăn cho trâu không tốn kém chỉ là những sản phẩm phụ như rơm, rạ, lá mía, lá ngô. Hơn nữa trâu vẫn có thể khai thác được sức kéo, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngành cũng đang xúc tiến tìm thị trường kết nối tiêu thụ sản phẩm trâu thịt cho người chăn nuôi.
Tỉnh cũng đã quy hoạch 162 vùng chăn nuôi trọng điểm, trong đó chăn nuôi lợn tập trung tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương; chăn nuôi trâu, bò ở các huyện Yên Sơn, Hàm Yên và Chiêm Hóa. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu với UBND tỉnh có chính sách, ưu tiên các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi. Đã có 2 mô hình chăn nuôi theo chuỗi được thực hiện gồm chăn nuôi trâu và nuôi lợn, dù quy mô nhỏ song đã mở ra hướng phát triển bền vững. Ngành cũng đã thực hiện dự án cải tạo đàn trâu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tiến tới xây dựng thương hiệu trâu Tuyên Quang…
Đoàn Thư
- chăn nuôi trâu li>
- giá trâu li>
- đàn trâu mất giá li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất