Kiểm soát các bệnh nguy hiểm trên heo trong bối cảnh dịch tả heo Châu Phi phức tạp - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 64.000 - 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Thái Bình, Yên Bái 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 64.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Nam 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cà Mau 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Vĩnh Long 61.000 đ/kg
    •  
  • Kiểm soát các bệnh nguy hiểm trên heo trong bối cảnh dịch tả heo Châu Phi phức tạp

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 30/8/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Tư vấn Một Sức khỏe và Công ty Cổ phần Vetlatech đã tổ chức thành công tọa đàm và ra mắt sách “Kiểm soát các bệnh nguy hiểm trên heo trong bối cảnh dịch tả heo Châu Phi phức tạp”.

     

    Sự kiện được tổ chức trang trọng, trong không khí giao lưu thân tình cởi mở đã thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu đến từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, các trường đại học, mạng lưới Một sức khỏe các trường đại học…

    Đông đảo các đại biểu tham gia sự kiện

     

    Phát biểu khai mạc tọa đàm và ra mắt sách, bà Lê Thị Thu Hà, Giám đốc điều hành, Công ty Cổ phần Vetlatech, đồng sáng lập công ty TNHH Tư vấn Một sức khoẻ cho biết, thời gian qua dịch tả heo Châu Phi tiếp tục bùng phát tại nhiều địa phương làm cho một số bệnh truyền nhiễm trước đây như PRRS, PCV2, M.suis, APP,…trở nên phức tạp, khó khăn trong kiểm soát và quản lý bệnh trên vật nuôi. Thủ tướng Chính phủ đã liên tục ký công điện, ban hành các chỉ thị về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; đặc biệt thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tả heo Châu Phi (ASF).

    Bà Lê Thị Thu Hà, Giám đốc điều hành, Công ty Cổ phần Vetlatech, đồng sáng lập công ty TNHH Tư vấn Một sức Khoẻ

     

    Thông qua buổi tọa đàm, ban tổ chức mong muốn tạo kết nối giữa các chuyên gia, doanh nghiệp (thuốc thú y, vaccine, thức ăn, thiết bị, phòng xét nghiệm), các Bác sỹ Thú y, người chăn nuôi cùng đồng hành, chia sẻ và cập nhật thông tin, kết quả nghiên cứu mới đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm (PRRS, PCV2, M.suis, APP, AD, SIV) trên heo trong bối cảnh ASF phức tạp.

     

    “Chúng tôi mong muốn lan tỏa những thông tin hữu ích, và những kiến thức  trong việc kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm trên heo đến với những người cần, những trang trại, những người làm công tác thú y trên cả nước. Qua đó, góp phần xây dựng nền chăn nuôi Việt Nam ngày càng phát triển bền vững”, đồng thời tạọ nên văn hóa đọc sách chuyên ngành ngày càng phổ biến” bà Hà nói.

     

    Tầm quan trọng của an toàn sinh học

    TS Nguyễn Ngọc Hải, giảng viên Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

     

    Tại tọa đàm, GS. TS Nguyễn Ngọc Hải, giảng viên Trường Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh đã chia sẻ hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo (PRRS) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus PRRS gây ra, có khả năng lây nhiễm cao trong môi trường. Virus này tồn tại trong cơ thể heo, lây bệnh trong vòng từ 2-3 tháng, và gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng cho hệ hô hấp và gây rối loạn sinh sản.

     

    Chia sẻ về việc kiểm soát PRRS trong bối cảnh dịch tả heo Châu Phi, GS. TS Nguyễn Ngọc Hải đã nhấn mạnh về những thách thức phải đối mặt với dịch tai xanh trong giai đoạn hiện nay và đưa ra những ý tưởng kiểm soát bệnh này như thế nào. Theo GS. TS Nguyễn Ngọc Hải vaccine không phải là “cây đũa thần” mà chỉ đơn giản là “cây đũa tre” giúp chúng ta giải quyết một phần nào đó bệnh lý liên quan đến PRRS. Còn kiểm soát được PRRS thì an toàn sinh học, quy trình về sản xuất chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh mới là yếu tố then chốt và quyết định. Càng về sau, hiệu quả vaccine càng giảm và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của heo.

     

    “Do đó nếu muốn kiểm soát PRRS phải kiểm soát đa yếu tố không chỉ trông chờ duy nhất vào vaccine. Mà an toàn sinh học kết hợp với vaccine được coi là giải pháp hàng đầu. Nếu an toàn sinh học tốt có thể không cần tiêm vaccine”, GS.TS Nguyễn Ngọc Hải cho hay.

    PGS.TS Đỗ Tiến Duy, giảng viên, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

     

    Còn PGS.TS Đỗ Tiến Duy, giảng viên, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, dịch bệnh không chỉ trên động vật, vật nuôi mà còn có mối tương quan với con người. Có những virus từ động vật hoang dã hay con người sang quần thể vật nuôi. Còn ngày nay có rất nhiều chủng virus cúm gần đây từ con người lại “nhảy” sang đàn heo. Việc làm cách nào để phát hiện sớm và chuẩn đoán sớm các quần thể liên quan là một điều rất quan trọng trong kiểm soát dịch bệnh.

     

    “Dịch tả heo Châu Phi có thể xuất hiện bất kỳ nơi nào ở Việt Nam, bởi ở đâu đó việc lây nhiễm ra chuỗi thực phẩm thịt heo đang còn hiện diện. Nên bên cạnh vấn đề tái đàn, chuyện sẵn sàng và phản ứng nhanh khi phát hiện ca bệnh và xử lý không cho lan rộng là cực kỳ quan trọng. Không có thuốc khử trùng nào, không có tác động nào hiệu quả bằng thời gian. Chỉ thời gian trôi qua, đừng làm vấy nhiễm virus sẽ tự chết. Phải cô lập, tách biệt, cách ly yếu tố dịch tễ trước của nhóm heo bệnh trước khi xử lý lấy mẫu. Vệ sinh là cực kỳ quan trọng quyết định trên 90% của việc loại trừ mầm bệnh”, PGS.TS Đỗ Tiến Duy chia sẻ.

     

    Chú trọng phòng và kiểm soát bệnh

    Tiến sĩ, BSTY Đinh Xuân Phát, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

     

    Tiến sĩ, bác sĩ Thú y Đinh Xuân Phát, Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh chia sẻ, Dịch tả heo Châu Phi vẫn đang còn hoành hành nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Hiện trạng bệnh ít cấp tính hơn, hay nói cách là dạng mãn tính. Bệnh càng ngày càng phổ biến và duy trì ở trên các trang trại, ảnh hưởng rất rõ trên hiệu quả chăn nuôi. “Vì vậy, chúng ta vẫn tiếp tục đầu tư thêm về lĩnh vực sản xuất vaccine để có đủ vaccine và có vaccine hiệu quả hơn thực tiễn trong quá trình chăn nuôi cho tất cả các đối tượng”, Tiến sĩ, bác sĩ Thú y Đinh Xuân Phát chia sẻ.

     

    Theo Tiến sĩ Đinh Xuân Phát, có các dạng bệnh ASF ảnh hưởng trên các đối tượng là con thú có độ tuổi càng cao thì sự nhạy cảm của nó càng lớn. Vì vậy, trên heo nái sẽ là đối tượng dễ xảy ra bệnh cũng như bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này. Trong nền sản xuất chăn nuôi heo của Việt Nam, PPRS, ASF vẫn là một trong những bệnh quan trọng nhất.

     

    “Do không có đủ vaccine hoặc là còn một vài lo ngại hay lấn cấn về quá trình sử dụng các loại vaccine, theo tôi việc quan trọng nhất đối với bệnh dịch tả heo Châu Phi vẫn là an toàn sinh học. An toàn sinh học bao gồm hai lớp: lớp đầu tiên là lớp ở bên ngoài trang trại, cần ngăn chặn sự xâm nhập của con virus từ ngoài cổng, làm thế nào để chúng ta có khả năng ngăn cản những vector mang bệnh như con ve hoặc các vector cơ học như khách đến thăm quan, xe vận chuyển, di chuyển của công nhân từ trang trại này sang trang trại khác… Đây là nguồn nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài vào trang trại. Ngoài ra còn có các con thú như chim, chuột… nếu ngăn cản được những đối tượng này thì sẽ giảm bớt được nguy cơ đưa virus vào trang trại”, Tiến sĩ Đinh Xuân Phát cho hay.

     

    Cũng theo Tiến sĩ Đinh Xuân Phát, sau cánh cổng của một trang trại thì môi trường xung quanh của mỗi nhà heo cần phải sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh sát trùng, sau khi làm sạch được môi trường đó thì nó sẽ là môi trường bên trong cánh cửa của đàn heo trước khi đi vào trong cơ thể của con heo thì con virus, vi khuẩn có thể tồn tại ở ngoài môi trường. Có rất nhiều vị trí cần phải kiểm soát như bề mặt chuồng trại, nơi thay đồ, sát trùng tay cầm. Mỗi trang trại cũng cần có một hố sát trùng.Đó là những cách để chúng ta duy trì an toàn sinh học ở bên trong trang trại.

     

    Còn đối với cơ thể của con heo, cần phải có hệ thống thức ăn chất lượng, hệ thống nước uống sạch sẽ, nâng cao sức khỏe của đàn bằng cách thức ăn có chất lượng tốt, và sử dụng một số chất bổ sung để nâng cao sức khỏe như hỗn hợp vitamin, khoáng hay những loại tinh dầu thiên nhiên, probiotics, những con vi sinh vật sống để nâng cao sức khỏe đường ruột, từ đó đường ruột tốt thì hấp thu tốt, heo sẽ nâng cao sức khỏe.

     

    “Chúng ta không còn cách nào khác, hiện tại chúng ta đang phải đối diện với một loại dịch bệnh mà không có loại vaccine hiệu quả một cách rộng rãi cho mọi người. Tạm thời chúng ta phải sử dụng cách an toàn sinh học”, TS.BSTY Đinh Xuân Phát nhấn mạnh.

    ThS Nguyễn Văn Non, Công ty Cargill

     

    ThS Nguyễn Văn Non, Công ty Cargill thì phân tích những thất bại tiêm phòng  PCV2 như:

     

    Liên quan đến vật chủ: Đáp ứng miễn dịch không đầy đủ, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, heo không khỏe mạnh, cản trở đáp ứng miễn dịch (kháng thẻ mẹ truyền, đang ủ các bệnh khác).

     

    Liên quan đến vaccine: vaccine không hiệu quả hoàn toàn (kiểu gen, kiểu huyết thanh…); tương tác kháng nguyên, sản xuất vaccine (lô sản xuất, chất lượng, hiệu lực);

     

    Liên quan đến quản lý tiêm phòng có thể do việc sử dụng vaccine (tiêm không đúng (vị trí, liều, nước pha), tiêm không đầy đủ lịch trình, liên quan đến việc bảo quản vaccine không tốt, vaccine hết hạn. Hay chương trình tiêm phòng (tiêm không đúng khuyến cáo của nhà sản xuất, không tiêm đầy đủ (số liều, thời điểm tiêm).

     

    Vì vậy, ThS Nguyễn Văn Non cho rằng, để quá trình tiêm phòng vắc xin có hiệu quả, cần phải đảm bảo chương trình tiêm phòng, đúng kỹ thuật tiêm, đúng thời điểm, liều lượng đảm bảo, khả năng tạo miễn dịch, trung hòa virus thực địa…

    Thạc sĩ Champion, Quản lý thương mại kỹ thuật Châu Á, Biocheck

     

    Còn Thạc sĩ Champion, quản lý thương mại kỹ thuật Châu Á, Biocheck cũng nhấn mạnh vào 2 đối tượng gây bệnh là virút ASF và PRRS. Mục tiêu cuối cùng làm sao để kiểm soát được 2 loại virus này để có thể hoàn thành được quy trình sản xuất tốt ở trong trang trại. Việc sản xuất tốt, có năng suất tối ưu, chúng ta cần phải tạo ra một đàn có tình trạng bệnh ổn định. Như vậy để có tình trạng bệnh ổn định phải tập trung vào con giống ổn định.

     

    “Tất cả các khía cạnh chúng ta cần phải nhắc tới trong một quy trình sản xuất heo có hiệu quả, đầu tiên là vấn đề thức ăn, nước uống tốt cùng với đó là chiến lược cho ăn như thế nào, thành phần thức ăn có tốt không và vấn đề liên quan đến chất lượng nước. Ngoài ra, những nguyên tắc an toàn sinh học từ vòng ngoài, từ bên trong. Đặc biệt là việc quản lý chu trình di chuyển của đàn giống, cấu trúc của quy trình tầm soát và đánh giá những bệnh truyền nhiễm, từ đó có một đàn heo con tốt. Các yếu tố đó cấu thành nên một trang trại có kỹ thuật tốt, an toàn sinh học tốt, biểu hiện lâm sàng tốt và kinh tế tốt”, Thạc sĩ Champion cho hay.

    Các diễn giả tham gia tọa đàm

    Các đại biểu tham gia sự kiện chụp ảnh lưu niệm

     

    Minh Anh

    Giới thiệu 5 cuốn sách về chăn nuôi, thú y

     

    Dịp này, các tác giả giới thiệu 5 cuốn sách liên quan đến vấn đề kiểm soát dịch tả heo Châu Phi. Cụ thể, 2 cuốn sách “Bệnh dịch tả heo Châu Phi – Thách thức thế kỷ của ngành chăn nuôi heo” và “Xét nghiệm và chẩn đoán Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo” của GS.TS Nguyễn Ngọc Hải, Trường Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh; cuốn sách “Lỗ hổng miễn dịch đàn và vấn đề heo con nhiễm sớm PCV2” của ThS Nguyễn Văn Non, Công ty TNHH Cargill Việt Nam; cuốn sách “An toàn sinh học mới kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm trên heo” của hai tác giả PGS.TS Đỗ Tiến Duy (Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) và PGS.TS Nguyễn Tất Toàn (Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh; và cuốn sách “Vaccine  và sản xuất vaccine ” của TS.BSTY Đinh Xuân Phát (Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh).

     

    Đây là lần đầu tiên có nhiều cuốn sách được ra mắt, mà tác giả là những chuyên gia đầu ngành về chăn nuôi, thú y. Sự kiện giúp nâng cao phong trào đọc sách, làm cho sách đến gần hơn, nâng cao trình độ của người chăn nuôi, đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi Việt Nam.

    Tri ân các tác giả ra mắt sách

     

    “Là bác sĩ Thú y, được đào tạo ở Hoa Kỳ với chuyên ngành virus học phân tử. Vì vậy, tôi cũng mong muốn đưa đến người đọc những kiến thức trong cuốn sách Vaccine và sản xuất vaccine vừa ra mắt. Trong đó, đưa đến người đọc các loại vaccine  hiện đại, cách chúng ta tiếp cận để sản xuất một loại vaccine  cho một đối tượng gây bệnh mới, ví dụ như quy trình để sản xuất một vaccine cúm, tai xanh, PCV2 gây bệnh còi cọc ở heo. Tương tự như vậy nó sẽ ứng dụng cho những loại vaccine khác như vaccine Covid-19, vaccine ASF. Trong cuốn sách đề cập đến các khái niệm, nguyên lý về miễn dịch học để người đọc hiểu rõ khi sử dụng một vaccine thì nó sẽ kích thích miễn dịch như thế nào, từ đó nhìn nhận được khả năng một vaccine tốt bảo vệ được đàn heo hay đàn gà ra sao”, TS.BSTY Đinh Xuân Phát chia sẻ.

     

    Các bài trình bày và diễn giả trong hội thảo đó là:

     

    1. “Kiểm soát PPRS trong bối cảnh Dịch tả heo châu Phi – GS.TS Nguyễn Ngọc Hải, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

     

    2. Tiếp cận An toàn sinh học mới: Tái đàn thành công trong bối cảnh Dịch tả lợn châu Phi – PGS.TS Đỗ Tiến Duy, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

     

    3. Nhiễm sớm PCV2 và thất bại tiêm phòng – ThS Nguyễn Văn Non, Giám đốc kỹ thuật Công ty Cargill Việt Nam.

     

    4. Chiến lược loại bỏ virus ASF và kiểm soát PPRS ở mức độ ổn định trên đàn heo giống và thương phẩm – ThS Champion, Quản lý thương mại và kỹ thuật châu Á, Biocheck và TS.BSTY Đinh Xuân Phát, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

     

    5. Phòng và kiểm soát bệnh ASF bằng vaccine – BSTY Nguyễn Nam Hùng, Công ty ABIO Việt Nam.

     

    6. Cập nhật dữ liệu xét nghiệm thực tế PXN và xu hướng kiểm soát dịch bệnh hiện nay – ThS Lê Thị Thu Hà, Giám đốc điều hành Công ty Vetlatech.

     

    7. Đa dạng hóa cách tiếp cận trong công tác kiểm soát dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm – Ông Nguyễn Minh Hoàng BCE Việt Nam.

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Trần Thế Tuyên
  • Sđt mình: 0913463234.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.