Ngày 10/1, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức họp về một số nội dung liên quan đến nhập lậu gia súc, gia cầm. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp.
Toàn cảnh cuộc họp
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: Năm 2023, sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,79 triệu tấn, tăng 6,38% so với năm 2022; trong đó thịt lợn hơi 4,87 triệu tấn, tăng 7,2%; thịt gia cầm hơi đạt 2,31 triệu tấn, tăng 6,0%. Sản lượng sữa tươi 1,17 triệu tấn, tăng 3,6%; trứng 19,2 tỷ quả, tăng 5,2%. Việc kiểm soát, ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm là nhiệm vụ quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi, đến vấn đề an toàn dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.
Ông Đào Văn Thanh, Phó chánh Thanh tra Bộ cho biết: Bộ đã tham mưu Thủ tướng 02 công điện và ra 18 văn bản chỉ đạo địa phương, ban ngành liên quan để có biện pháp xử lý, ngăn chặn tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm.
Ngày 6/12/2023, Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị số 29 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
Để triển khai Chỉ thị 29, Thanh tra Bộ đề xuất Bộ theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về thú y tăng cường công tác kiểm dịch nhập khẩu, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trong nội địa và nhập khẩu; phối hợp với các địa phương và Bộ, ngành liên quan kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật và sản phẩm động vật qua biên giới; tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn triển khai phòng chống dịch.
Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y
Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y nhấn mạnh: Cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và các cơ quan truyền thông để ngăn chặn tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Tới thời điểm này đã có đủ Chiến lược, chương trình, kế hoạch quốc gia để thúc đẩy phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Trong những năm qua, Cục đã tham mưu Bộ đầy đủ các văn bản của Bộ, ký thỏa thuận với Tổ chức Thú y Thế giới OIE xây dựng vùng An toàn dịch bệnh (ATDB), ký các nghị định thư về tổ yến, lở mồm long móng…
Về vấn đề an toàn dịch bệnh, Ông Nguyễn Văn Long cho biết: Cả nước có 4.000 cơ sở, vùng ATDB. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có vùng ATDB theo quy định của. Do vậy, cần đẩy mạnh xây dựng vùng ATDB theo tiêu chuẩn của OIE, vận động người chăn nuôi tham gia vào việc xây dựng vùng ATDB. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam khẳng định: Tình trạng nhập lậu là vấn đề lớn, tạo nguy cơ cao đối với ngành chăn nuôi. Thịt và các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam không theo con đường chính ngạch mang lại rủi ro dịch bệnh và hậu quả từ việc các sản phẩm chăn nuôi này có thể bị sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Nếu không kiểm soát được tình trạng này, ngành chăn nuôi không thể phát triển được. Cần có chính sách đặc thù để tăng tính tự vệ cho ngành chăn nuôi.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Tình hình nhập lậu gia súc, gia cầm còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Trong những năm qua, ngành chăn nuôi có đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp nhưng xuất khẩu lại rất chậm. Thứ trưởng đề nghị Cục Chăn nuôi cần tập trung triển khai 5 đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 gồm phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi; phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi; phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động khoa học – công nghệ, khuyến nông trong chăn nuôi và tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi.
HNN (mard.gov.vn)
- nhập lậu li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Ta phải tìm hiểu nguyên nhân sao không xuất đi nước ngoài được. Còn yếu kém ở đâu chứ. Nạn nhậu lậu hàng có nguồn gốc không sạch cần có biện pháp chế tài như ma túy.