Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 9/2017 đạt 254 triệu USD, tăng 8,91% so với tháng trước đó nhưng giảm 10,82% so với cùng tháng năm ngoái.
Tính chung, trong 9 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã chi hơn 2,4 tỉ USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, giảm 2,37% so với cùng kỳ năm trước đó.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Italia với hơn 54 triệu USD, tăng 864,12% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Canada với hơn 55 triệu USD, tăng 530,52% so với cùng kỳ; Chilê với hơn 8 triệu USD, tăng 88,41% so với cùng kỳ, sau cùng là Ấn Độ với hơn 102 triệu USD, tăng 81,56% so với cùng kỳ.
Các thị trường chính cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam trong tháng 9/2017 là Achentina, Brazil, Trung Quốc, Canada… Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 116 triệu USD, giảm 10,13% so với tháng trước đó nhưng tăng 2,89% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ nước này trong 9 tháng đầu năm 2017 lên gần 1,2 tỉ USD, chiếm 48,1% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 4,67% so với cùng kỳ năm trước đó – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam. Kế đến là thị trường Brazil với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 9/2017 đạt hơn 26 triệu USD, tăng 577,4% so với tháng 8/2017 nhưng giảm 3,4% so với cùng tháng năm ngoái. Tính chung, trong 9 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ thị trường này đạt hơn 104 triệu USD, giảm 14,79% so với cùng kỳ năm trước đó.
Kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ Achentina tăng trong 9 tháng đầu năm 2017, do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN và nguyên liệu tiềm năng của Việt Nam.
Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 9/2017 là Trung Quốc với trị giá hơn 15 triệu USD, tăng 29,92% so với tháng trước đó nhưng giảm 18,69% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2017 lên hơn 115 triệu USD, giảm 46,2% so với cùng kỳ năm trước đó.
Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Indonesia, Đài Loan và Thái Lan với kim ngạch đạt 187 triệu USD, 102 triệu USD, 79 triệu USD; 61 triệu USD; và 57 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu tháng 9/2017 và 9 tháng đầu năm 2017
ĐVT: nghìn USD
KNNK 9T/2016 |
KNNK T9/2017 |
KNNK 9T/2017 |
+/- so với T8/2017 (%) |
+/- so với T9/2016 (%) |
+/- so với 9T/2016 (%) |
|
Tổng KN |
2.533.271 |
254.031 |
2.473.171 |
8,9 |
-10,8 |
-2,4 |
Achentina |
1.137.557 |
116.839 |
1.190.736 |
-10,1 |
2,9 |
4,7 |
Ấn Độ |
56.704 |
7.234 |
102.951 |
14,9 |
144,0 |
81,6 |
Anh |
1.122 |
53 |
1.337 |
-82,8 |
19,2 |
|
Áo |
92.728 |
507 |
47.434 |
-57,9 |
-96,8 |
-48,9 |
Bỉ |
7.920 |
1.364 |
9.722 |
149,5 |
63,2 |
22,8 |
Brazil |
122.331 |
26.831 |
104.243 |
577,4 |
-3,4 |
-14,8 |
UAE |
59.556 |
5.754 |
56.272 |
30,5 |
-22,4 |
-5,5 |
Canada |
8.827 |
10.495 |
55.660 |
0,04 |
1329,7 |
530,5 |
Chilê |
4.308 |
1.347 |
8.116 |
8,4 |
38,2 |
88,4 |
Đài Loan |
56.589 |
8.709 |
61.999 |
0,6 |
-2,3 |
9,6 |
Đức |
4.560 |
765 |
5.921 |
-4,8 |
33,3 |
29,9 |
Hà Lan |
21.282 |
716 |
15.278 |
-41,3 |
-61,1 |
-28,2 |
Hàn Quốc |
26.968 |
3.415 |
27.031 |
-12,2 |
28,0 |
0,2 |
Hoa Kỳ |
270.687 |
6.099 |
187.724 |
-8 |
-81,4 |
-30,7 |
Indonesia |
69.635 |
8.665 |
79.169 |
36,9 |
-2,6 |
13,7 |
Italia |
5.631 |
3.988 |
54.291 |
256 |
1261,7 |
864,1 |
Malaysia |
65.109 |
2.051 |
21.251 |
1,7 |
-29,7 |
-67,4 |
Mêhicô |
1.173 |
76 |
1.755 |
77,4 |
-76,8 |
49,6 |
Nhật Bản |
3.517 |
316 |
3.565 |
-25,8 |
57,6 |
1,4 |
Australia |
10.134 |
185 |
8.432 |
-10,9 |
-82,8 |
-16,8 |
Pháp |
15.689 |
2.097 |
19.399 |
68,2 |
13,5 |
23,6 |
Philippin |
10.365 |
1.637 |
13.671 |
73,4 |
20,1 |
31,9 |
Singapore |
15.040 |
1.094 |
11.340 |
-16,1 |
-47,0 |
-24,6 |
Tây Ban Nha |
27.344 |
602 |
8.160 |
25,5 |
-63,7 |
-70,2 |
Thái Lan |
71.342 |
4.492 |
57.971 |
-39,9 |
-54,1 |
-18,7 |
Trung Quốc |
215.125 |
15.223 |
115.820 |
29,9 |
-18,7 |
-46,2 |
Ngoài ra nguồn nguyên liệu sản xuất TĂCN còn bao gồm các loại: lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về các nguyên liệu sản xuất TĂCN trong 9 tháng đầu năm 2017
Mặt hàng |
9T/2016 |
9T/2017 |
So với cùng kỳ |
|||
Lượng (1000 tấn) |
Trị giá (nghìn USD) |
Lượng (1000 tấn) |
Trị giá (nghìn USD) |
Lượng (%) |
Trị giá (%) |
|
Lúa mì |
3.472 |
735.919 |
3.598 |
758.847 |
3,6 |
3,1 |
Ngô |
5.571 |
1.093.664 |
5.609 |
1.105.601 |
0,7 |
1,1 |
Đậu tương |
1.121 |
473.020 |
1.279 |
550.213 |
14 |
16,3 |
Dầu mỡ động thực vật |
460.345 |
543.018 |
18 |
(Nguồn: Vinanet tổng hợp số liệu thống kê của TCHQ)
Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 9/2017 đạt 216 nghìn tấn với giá trị đạt 54 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này 9 tháng đầu năm 2017 lên gần 3,6 triệu tấn, với trị giá 758 triệu USD, tăng 3,64% về khối lượng và tăng 3,12% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 9 tháng đầu năm 2017 là Australia, chiếm tới 47%; tiếp đến là Canada chiếm 24%, thị trường Brazil chiếm 3%, thị trường Nga chiếm 2% và thị trường Hoa Kỳ chiếm 1 phần rất nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu lúa mỳ. Các thị trường nhập khẩu lúa mì hầu hết đều tăng cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2016 ngoại trừ thị trường Hoa Kỳ và Brazil. Trong 9 tháng đầu năm 2017, thị trường Canada tăng vượt trội cả về lượng và trị giá, với khối lượng nhập khẩu tăng hơn 15 lần và giá trị tăng hơn 11 lần. Thị trường có lượng và trị giá nhập khẩu giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là Brazil (giảm gần 69%).
Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 9/2017 đạt 93 nghìn tấn với giá trị 40 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 9 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 1,2 triệu tấn và 550 triệu USD, tăng 14% về khối lượng và tăng 16,32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 9/2017 đạt 788 nghìn tấn với giá trị đạt 147 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 9 tháng đầu năm 2017 đạt 5,6 triệu tấn và 1,1 tỉ USD, tăng 0,69% về khối lượng và tăng 1,09% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Achentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 9 tháng đầu năm 2017, chiếm lần lượt là 55% và 20,8% tổng giá trị nhập khẩu. Đặc biệt, trong 9 tháng đầu năm 2017, khối lượng nhập khẩu ngô của thị trường Thái Lan tăng hơn 12 lần so với cùng kỳ năm 2016 nhưng giá trị lại chỉ tăng có hơn 2 lần.
Nguồn: Vinanet
- thức ăn chăn nuôi li>
- nhập khẩu nguyên liệu li>
- nguyên liệu tacn li> ul>
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Thức ăn gia súc xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc
- Thị trường nhập khẩu lúa mì 9 tháng đầu năm 2024
- Nhập khẩu đậu tương từ các thị trường 9 tháng đầu năm 2024
- Nhập khẩu ngô 9 tháng đầu năm 2024 tăng về lượng, giảm kim ngạch
- Vĩnh Long: Đàn bò giảm 6%
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới tính đến ngày 19/9/2024
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2024 tăng 20,6%
- Nhập khẩu ngô 8 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 1,72 tỷ USD
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng đầu năm 2024 giảm 15%
Tin mới nhất
T3,05/11/2024
- Công ty TNHH Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Đồng Nai: Phát triển công nghiệp giết mổ sản phẩm chăn nuôi hiện đại
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất