[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thiệt hại do bệnh hô hấp trên heo PRRS tại Mỹ khoảng 5,60$/heo, do Mycoplasma hyopneumoniae (Mhp) ước tính 3,37$ /heo. Virus cúm heo (SIV) được ước tính gây tổn thất 3,23$/heo. Sự kết hợp với các bệnh hô hấp này đang thiệt khoảng hơn 10$/heo.
Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Kinh nghiệm từ Mỹ trong việc kiểm soát bệnh hô hấp trên heo và thách thức tại Việt Nam”, do công ty Bayer tổ chức ngày 2/12/2017, tại Hà Nội.
Tham dự hội thảo có 130 đại lý miền bắc của Bayer cùng nhiều chuyên gia, bác sĩ thú y, nhà chăn nuôi…
Toàn cảnh hội thảo “Kinh nghiệm từ Mỹ trong kiểm soát hô hấp trên heo và thách thức tại Việt Nam” do Bayer tổ chức.
Theo TS Dan Rosener, Giám đốc Nghiên cứu và Hỗ trợ Kỹ thuật công ty Pharm Gate (Mỹ): các bệnh về hô hấp phát triển nhanh và ngày càng phức tạp, do đó việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bệnh có thể chia làm hai loại gồm các bệnh truyền nhiễm cũ, kèm theo triệu chứng mới và các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện. Bệnh lưu hành kéo dài, thiếu biện pháp kiểm soát hiệu quả hay loại trừ hoàn toàn nên các mầm bệnh tồn tại dai dẳng, bên cạnh đó, áp lực của việc chủng ngừa hay điều trị lâm sàng và các yếu tố môi trường cũng làm mầm bệnh biến chủng dẫn đến nguy cơ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng mới. Chi phí điều trị bệnh cao và đòi hỏi nhiều thời gian để đàn heo hồi phục sau điều trị. Chủng ngừa là giải pháp chuyên biệt, hiệu quả và mang lại lợi ích về kinh tế cao nhất.
TS Dan Rosener, Giám đốc Nghiên cứu và Hỗ trợ Kỹ thuật công ty Pharm Gate (Mỹ)
“Với nhiều năm làm việc cùng các bác sĩ thú y và nhà chăn nuôi hàng đầu tại Mỹ, chúng tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh PRDC đến người chăn nuôi và các đơn vị liên quan. Một trong những chia sẻ này là kinh nghiệm sử dụng các loại vaccine, ví dụ như Bayovac® MycoGuard mà chúng tôi hợp tác cùng Bayer để mang đến Việt Nam nhằm hỗ trợ người nuôi heo giảm thất thoát do đàn heo bị tử vong hoặc giảm năng suất vì mắc bệnh suyễn heo”, bác sỹ Dan Rosener cho biết thêm.
Bayovac® MycoGuard là vaccine dùng tiêm cho heo khỏe mạnh, giúp phòng ngừa viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Bayovac®MycoGuard chứa kháng nguyên Mycoplasma hyopneumoniae, kết hợp với chất bổ trợ thế hệ mới, StimGard®, giúp tăng cường và kéo dài khả năng miễn dịch cho heo mà không làm tổn thương mô ở vị trí tiêm. Bayovac®MycoGuard có đặc điểm là độ tinh khiết cao nên không có phản ứng shock phản vệ. Chất bổ trợ không vón cục và vẩn đục. Miễn dịch trung gian tế bào tốt hơn (CMI).
Theo thử nghiệm lâm sàn của Công ty PharmGate, heo được tiêm phòng Bayovac® MycoGuard mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nuôi, cụ thể là tăng thêm đến 1 kg thịt thương phẩm, qua đó mang lại tỷ suất hoàn vốn là 3:1.
Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Tất Toàn, Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh cũng chỉ ra những thách thức đối với bệnh hô hấp trên heo. Đó là sự gia tăng dân số và toàn cầu hóa; bão giá; mật độ chăn nuôi tăng lên chóng mặt; sự đa dạng của mầm bệnh/dịch tễ; sự biến đổi của môi trường/khí hậu; sự hiểu biết về an toàn sinh học; cách sử dụng vắc xin; kháng sinh và sự đề kháng kháng sinh…
Thiệt hại do bệnh hô hấp gây ra đó là heo giảm ăn, gầy, ốm, chậm lớn, giảm hiệu quả thức ăn; xù lông, nhợt nhạt; nhạy cảm với các bệnh khác; tăng tỷ lệ chết và loại thải; tăng chi phí thú y; ảnh hưởng chương trình chủng ngừa; kéo dài thời gian nuôi…
“Bệnh hô hấp phức hợp trên heo là một thách thức thật sự đối với người chăn nuôi.Các yếu tố nguy cơ cần được kiểm soát, đồng thời cần phải có một chiến lược phòng ngừa thích hợp để đạt được hiệu quả trong chăn nuôi”, PGS.TS.Nguyễn Tất Toàn nhấn mạnh.
PGS TS Nguyễn Tất Toàn đưa ra nhiều lời khuyên thiết thực với nhà chăn nuôi.
TS Toàn cũng đưa ra lời khuyên đối với bà con chăn nuôi trong việc sử dụng vắc xin và kháng sinh. Vắc xin phòng bệnh đó là cần phải theo tình hình dịch tễ bệnh. Các mầm bệnh chính cần phải đặc biệt chú ý đó là PPRSV, PCV2, MH, dịch tả heo…Vắc xin phòng bệnh cần được quan tâm kỹ lưỡng từ cách bảo quản vắc xin, thức ăn nước uống, tiểu khí hậu chuồng nuôi, sức khỏe chung, suy giảm miễn dịch, yếu tố stress, vệ sinh (dụng cụ tiêm, chuồng trại). Khi sử dụng kháng sinh chỉ sử dụng kháng sinh từ bác sĩ thú y. Không nên sử dụng kháng sinh thừa từ nhiều lần trước. Hạn chế dùng kháng sinh theo liệu trình của những trại khác. Phòng chống nhiễm khuẩn thường xuyên (tăng cường miễn dịch và sức đề kháng). Thực hiện kháng sinh đồ;v.v
Ông Cem Keskindil, Giám đốc bộ phận Chăn nuôi, nhánh Thuốc Thú y – Thủy sản, Bayer Việt Nam cho rằng, người chăn nuôi heo hiện đang phải đối mặt với nhiều áp lực hơn bao giờ hết trong việc giảm bớt, thậm chí loại bỏ kháng sinh trong sản xuất. Tuy nhiên, đôi khi vật nuôi vẫn không chống lại được các nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, trong khi đó những giải pháp thay thế kháng sinh còn hạn chế, điều này trở thành thách thức đáng kể đối với sức khỏe vật nuôi. Kháng sinh là giải pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe vật nuôi, bao gồm vật nuôi trang trại và trong nhà. “Phòng ngừa bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên khi bệnh xảy ra, sử dụng kháng sinh với liều lượng cần thiết và trong thời gian thích hợp thường là giải pháp duy nhất giúp cứu sống và chấm dứt đau đớn cho vật nuôi”, ông Cem Keskindil khẳng định.
Ông Cem Keskindil, Giám đốc bộ phận Chăn nuôi, nhánh Thuốc Thú y – Thủy sản, Bayer Việt Nam (trái, ngoài cùng)
“Bayer cam kết hỗ trợ người chăn nuôi heo tại Việt Nam bảo vệ sức khỏe và tăng cường hiệu suất cho đàn vật nuôi. Chúng tôi tin tưởng những giải pháp toàn diện bao gồm an toàn sinh học, chủng ngừa và liệu pháp điều trị sẽ mang lại lợi ích to lớn cho người chăn nuôi heo tại Việt Nam,” ông Cem Keskindil, nhấn mạnh thêm.
Cũng tại hội thảo, Bayer ra mắt sản phẩm BaFlor, là kháng sinh thế hệ mới có ưu thế vượt trội. Đây là kháng sinh tổng hợp với thành phần chính là Flofencicol (40mg/g) dùng để trộn chung vào cho cám ăn. BaFlor có phổ kháng khuẩn rộng và hoạt động theo cơ chế kiềm khuẩn do ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. BaFlor đùng điều trị các nhiễm khuẩn quan trọng trên đường hô hấp như: Actinobacillus pleuropneumoniae, pasteurella multocida, Haemophilus spp…Việc sử dụng, điều trị là 40ppm tương đương 1kg baflor 45/tấn thức ăn.
Bà Đặng Thị Lê Hân, Giám đốc sản phẩm trên heo công ty Bayer chia sẻ về sản phẩm BaFlor
Điểm lợi khi sử dụng BaFlor đó là điều trị số lượng lớn heo mà không tốn nhiều công lao động; khả năng heo nhận đủ liệu trình tốt hơn khi việc điều trị đòi hỏi phải kéo dài vài ngày. Cần lưu ý khả năng heo ăn thiếu liều nên heo ăn ít hoặc bỏ ăn do bệnh. Việc trộn cám đòi hỏi có máy móc (xi lô) và có khả năng trộn không đều. Nguy cơ rối loạn hệ lợi khuẩn đường ruột, giảm sức khỏe đường ruột.
Sản phẩm BaFlor nhận được sự quan tâm của người chăn nuôi, đại lý.
Hà Ngân
Bayer là Tập đoàn toàn cầu có chuyên môn trong các lĩnh vực về Khoa học Đời sống, bao gồm Chăm sóc Sức khỏe và Nông nghiệp. Sản phẩm và dịch vụ của Tập đoàn được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Đồng thời, Tập đoàn hướng đến việc tạo ra giá trị thông qua các hoạt động sáng tạo, tăng trưởng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bayer cam kết tuân thủ các nguyên tắc phát triển bền vững, thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức trong vai trò là công dân doanh nghiệp.
Trong năm tài chính 2016, Tập đoàn đã tuyển dụng 99,600 lao động và đạt doanh số 34,9 tỷ euro. Chi phí đầu tư là 2,2 tỷ euro, chi phí Nghiên cứu & Phát triển (R&D) lên đến 4,4 tỷ euro. Để biếtt hêm thông tin, vui lòng truy cập: www.bayer.com, www.bayer.com.vn
- bayer li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất