Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum cảnh báo, dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn đang có diễn biến phức tạp với nguy cơ bùng phát cao.
Dịch tả lợn Châu phi tại Kon Tum đang diễn biến phức tạp. Ảnh: Tuấn Anh.
Ghi nhận tại xã Hiếu (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), địa phương có số con heo bị chết nhiều do mắc dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), chỉ tính riêng trong tháng 1/2022, trên địa bàn xã Hiếu đã có 37 con heo bị chết do dịch tả lợn Châu Phi, tiêu hủy với trọng lượng 434 kg. DTLCP tại địa phương này đang có nguy cơ phát sinh, lây lan cao.
Ông Phan Thế Vinh, Chủ tịch UBND xã Hiếu cho biết, DTLCP xuất hiện trên địa bàn rất khó kiểm soát, nguyên nhân nhiều khả năng do thức ăn không đảm bảo. Ngoài ra, nguyên nhân khác có thể do nguồn bệnh trong môi trường.
“Hiện DTLCP không phát sinh đồng loạt trên địa bàn xã nên khi dịch bệnh xuất hiện ở khu vực nào sẽ khoanh vùng dập dịch khu vực đó. Mặt khác, chúng tôi cũng đang chỉ đạo lấy mẫu xét nghiệm về môi trường xem có phải là nguyên nhân dẫn đến DTLCP bùng phát hay không để có phương án tiêu độc khử trùng”, ông Vinh cho biết.
Hiện tổng đàn lợn của tỉnh Kon Tum là 156.500 con. Năm 2021, tỉnh Kon Tum đã có gần 5.400 con gia súc (chủ yếu là trâu, bò và lợn) mắc bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, DTLCP, viêm da nổi cục… Lực lượng chức năng đã buộc phải tiêu hủy 1.653 con gia súc, gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành nông nghiệp.
Trong tháng 1/2022, toàn tỉnh đã phát sinh và tiêu hủy 139 con lợn mắc bệnh DTLCP với trọng lượng hơn 4,3 tấn. Hiện trên địa bàn tỉnh có 4 ổ DTLCP chưa qua 21 ngày tại Sa Loong (huyện Ngọc Hồi), xã Hiếu (Kon Plong), xã Mô Rai (Sa Thầy), Thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô).
Lực lượng chức năng đang tập trung nhiều giải pháp để khống chế dịch bệnh. Ảnh: Tuấn Anh.
Ông Đoàn Thanh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum cho biết, hầu hết dịch bệnh phát sinh ở những hộ chăn nuôi có quy mô nông hộ, điều kiện chăn nuôi chưa đảm bảo an toàn sinh học và nuôi theo phương thức thả rông. So với cùng kỳ năm trước, tình hình bệnh DTLCP xảy ra thấp hơn kể cả quy mô ổ dịch, số lượng gia súc mắc bệnh, chết buộc tiêu hủy.
Theo ông Mai, tình hình thời tiết hiện có nguy cơ rất cao khiến bệnh DTLCP bùng phát, nền nhiệt giữa ngày và đêm có sự chênh lệch lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức đề kháng của vật nuôi, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Kết hợp với đó là các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ ngày càng phức tạp, dẫn tới nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm và lây lan ngày càng cao.
Để ngăn chặn DTLCP, các cơ sở chăn nuôi cần kê khai, cập nhật, khai báo hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương, đồng thời áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt. Bên cạnh đó, cần cách ly, vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi bảo đảm áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Sử dụng thức ăn dùng cho chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn theo quy định, hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn thừa, tái chế từ các nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Trường hợp sử dụng thức ăn thừa phải xử lý nhiệt để diệt mầm bệnh trong thức ăn, đồng thời vệ sinh, sát trùng dụng cụ chứa đựng thức ăn trước và sau khi đưa vào khu vực chăn nuôi.
Tuấn Anh
Nguồn tin: Nongnghiep.vn
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- EW Nutrition mở rộng danh mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe đường ruột với thương vụ mua lại mới
- Dabaco khánh thành Nhà máy vắc xin DACOVET và chính thức thương mại hóa vắc xin ASF tại Việt Nam
- New Hope Bình Phước: Gặp gỡ liên minh Đổi mới sáng tạo ngành heo Trung Quốc – ASEAN
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
- Nông nghiệp thông minh ứng dụng IoT
Tin mới nhất
T3,01/04/2025
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- EW Nutrition mở rộng danh mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe đường ruột với thương vụ mua lại mới
- Dabaco khánh thành Nhà máy vắc xin DACOVET và chính thức thương mại hóa vắc xin ASF tại Việt Nam
- New Hope Bình Phước: Gặp gỡ liên minh Đổi mới sáng tạo ngành heo Trung Quốc – ASEAN
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
- Nông nghiệp thông minh ứng dụng IoT
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất