Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu Pháp
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu Pháp

    Giống chim bồ câu Pháp (dòng VN1) nhập vào nước ta năm 1996. Năm 1998, 2 dòng chim Mimas (dòng VN2) và Titan (dòng VN3) tiếp tục được nhập đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

     

    Chim bồ câu Pháp có năng suất cao, chất lượng thịt không thua kém chim nội. Cả 3 dòng chim đều cho tỷ lệ nuôi sống cao, hiệu quả chăn nuôi tốt. Hiện nay, có nhiều trang trại, gia trại đã nuôi và sản xuất con giống của các dòng chim bồ câu này. Tuy nhiên để nuôi chim bồ câu Pháp đạt hiệu quả cao cần thiết phải trang bị thêm những kiến thức khoa học để nghề chăn nuôi chim bồ câu Pháp trở nên bền vững, có giá trị kinh tế cao. Đây là vấn đề được nhiều người chăn nuôi quan tâm.

     

    1. Chọn giống chim bồ câu

     

    Để chăn nuôi chim bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao, khâu chọn giống đóng vai trò quan trọng. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, lanh lợi, không có bệnh tật và dị tật.

     

    Do bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4 – 5 tháng tuổi. Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

     

    2. Chuồng nuôi và thiết bị nuôi chim

     

    Dòng VN1 đạt số lứa đẻ/năm/đôi: 8 – 9 lứa; số chim non/đôi/năm: 12 – 13con; khối lượng cơ thể lúc 28 ngày tuổi 530 – 560 g, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 40 ngày.
    Dòng VN2 có số chim non/đôi/năm: 14 – 15con, số lứa đẻ/năm/đôi: 9 – 9,5 lứa; khối lượng cơ thể lúc 28 ngày tuổi 630 – 650g, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 37 ngày.
    Dòng VN3: số chim non/đôi/năm: 10 – 11con. Số lứa đẻ/năm/đôi: 7 – 8 lứa. Khối lượng cơ thể chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 680 – 690g. khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 43 ngày.

     

    2.1. Chuồng nuôi

    Chuồng nuôi chim phải có độ sáng của ánh nắng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh được gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh phiền nhiễu của mèo, chuột, có độ cao vừa phải… Đặc biệt, chuồng nuôi chim ấp trứng và chim sữa càng cần được yên tĩnh. Chuồng nuôi được chia làm 2 loại: chuồng nuôi cá thể và quần thể:

     

    * Chuồng nuôi cá thể (dùng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi)

     

    Mỗi cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng, tuỳ theo điều kiện cụ thể mà ta có thể làm bằng tre, gỗ hay lưới sắt,… Trong chăn nuôi công nghiệp dùng lồng 2 tầng bằng lưới sắt, cũng có thể đóng bằng gỗ, tre….

     

    Ô chuồng là một đơn vị sản xuất, trong đó được đặt các ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung và 1 đôi chim gồm trống và mái sinh sản. Kích thước của một ô chuồng: chiều cao 50 cm, chiều sâu 60 cm, chiều rộng 50 cm.

     

    * Chuồng nuôi quần thể (nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2 – 6 tháng tuổi)

     

    Kích thước của 1 gian: chiều dài 6m, chiều rộng 3,5m, chiều cao 5,5m (cả mái).

     

    Máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho kiểu chuồng này.

     

    * Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (vỗ béo chim thương phẩm từ 21- 30 ngày tuổi)

     

    Tương tự như chuồng nuôi cá thể nhưng mật độ dày hơn 45 – 50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (chúng ta phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.

     

    2.2. Ổ đẻ
    Ổ dùng để chim đẻ, ấp trứng và nuôi con. Do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu mái đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần 2 ổ đẻ, một ổ để đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. Ổ có thể làm bằng gỗ hoặc chất dẻo, yêu cầu phải khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên. Kích thước của ổ: đường kính 25-30 cm; chiều cao 7-8 cm.

     

    2.3. Máng ăn
    Đây là những máng cung cấp thức ăn cho chim hàng ngày, những máng ăn này nên đặt ở những vị trí dễ nhìn thấy, dễ mổ thức ăn, tránh các nguồn gây ẩm ướt và đặc biệt hạn chế thức ăn không rơi vãi (do chim bồ câu có đặc tính chọn thức ăn cao). Tuỳ theo điều kiện có thể dùng máng ăn bằng tre hoặc bằng tôn. Kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: chiều dài 15 cm; chiều rộng 5 cm; chiều sâu 7-10 cm.

     

    2.4. Máng uống
    Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia…), cốc nhựa… với kích thước dùng cho một đôi chim bố mẹ: đường kính 5-6 cm; chiều cao 8-10 cm.

     

    2.5. Máng đựng thức ăn bổ sung
    Chim Bồ câu được nuôi nhốt theo phương pháp công nghiệp nên chúng rất cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại.

     

    3. Mật độ nuôi chim
    Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6 – 8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10 – 14 con/m2).

     

    4. Chế độ chiếu sáng

    Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt ở trong thời kỳ ấp trứng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5w/m2 nền chuồng với thời gian 3- 4h ngày.

     

    5. Dinh dưỡng và thức ăn nuôi chim

     

    5.1. Nhu cầu dinh dưỡng
    Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tuỳ theo giai đoạn phát triển của chim. Sau đây là nhu cầu cần thiết cho chim sinh sản:

    Năng lượng ME (kcal/kg) 2.900 – 3.000
    Protein thô (%) 13,4 – 14,4
    Canxi (%) 2 – 3
    Photpho (%) 0,6 – 0,8
    NaCl – muối ăn(%) 0,3 – 0,35
    Methionin (%) 0,3
    Lysine (%) 0,3 – 0,7

     

    Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, do đó phải thường xuyên bổ sung vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do theo nhu cầu.

     

    5.2. Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi chim
    Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo… và một lượng cần thiết thức ăn đã chế biến chứa nhiều chất khoáng và vitamin.

     

    Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương,… Riêng đỗ tương phải được rang trước khi cho chim ăn.

     

    Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,… trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.

     

    Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên đưa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).

     

    Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng) gồm: Khoáng Premix 85%; NaCl (muối ăn) 5%; sỏi 10%, cho chim ăn tự do. Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải chỉ trong 1-2 ngày. Không để thức ăn bổ sung số lượng nhiều trong thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.

     

    Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, đảm bảo đủ chất lượng và bổ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên nguyên liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạo 70-75%.

     

    5.3. Cách cho ăn
    * Thời gian: 2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.

     

    * Định lượng: Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn = 1/10 trọng lượng cơ thể:
    Chim dò (2 – 5 tháng tuổi): 40-50 g thức ăn/con/ngày
    Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi):
    – Khi đang nuôi con: 125-130 g thức ăn/đôi/ngày
    – Không nuôi con: 90-100 g thức ăn/đôi/ngày
    Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50 kg

     

    5.4. Nước uống
    Nhu cầu nước uống của chim bồ câu không lớn, nhưng cần có đủ nước để chim uống tự do. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hàng ngày.

     

    Có thể bổ sung Vitamin và kháng sinh vào trong nước để phòng bệnh khi cần thiết. Mỗi chim bồ câu cần trung bình 50 – 90 ml nước/ngày.

    Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu Pháp

    Cho chim ăn 2 lần trong ngày: buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15h

     

    6. Chăm sóc và nuôi dưỡng chim bồ câu

     

    6.1. Chăm sóc và nuôi dưỡng chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi)
    Sau khi được nuôi tập trung ở giai đoạn chim dò đến 5 tháng tuổi và đã ghép đôi tự nhiên, mỗi đôi đó được chuyển sang 1 ô chuồng riêng đã được chuẩn bị sẵn sàng về máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung như đã hướng dẫn ở trên. Giai đoạn này có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng.

     

    * Thời kỳ đẻ và ấp trứng
    Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng 1 ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. Ở những lứa đầu tiên chim thường có hiện tượng làm vãi rơm gây vỡ trứng, do đó nên bện rơm thành vòng lót vừa khít đường kính của ổ.

     

    Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, đặc biệt với chim ấp lần đầu nên giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng.

     

    Theo dõi ngày chim đẻ bằng sổ sách ghi chép cụ thể hoặc nếu máng ăn được làm bằng tôn thì dùng bút dạ ghi trực tiếp lên máng. Nhờ vậy chúng ta có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày (số lượng trứng ghép ấp tối đa 3 quả/ổ)

     

    Khi chim ấp nên định kỳ kiểm tra: Xem trứng có được thụ tinh không (soi trứng khi ấp được 7 ngày) trứng không được thụ tinh thì loại ngay. Có thể dựa vào kinh nghiệm để nhận biết được trứng có phôi hay không thông nhiệt độ trên vỏ trứng hoặc qua màu sắc của vỏ trứng.

     

    Thời gian ấp nở của chim Bồ câu là 16-17 ngày, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi cần trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng.

     

    * Thời kỳ nuôi con
    Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần), để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus phát triển. Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô sát trùng để bố trí lứa đẻ tiếp theo.

     

    6.2. Chăm sóc và nuôi dưỡng chim dò hậu bị (từ 2 – 5 tháng tuổi)
    Sau khi được 28 – 30 ngày tuổi chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ. Chim dò được nuôi thả ở chuồng quần thể với lứa tuổi tương đương nhau. Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Do đó cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, chất khoáng, các chất kháng sinh… vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác. Trong giai đoạn đầu có một số con chưa quen cuộc sống tự lập nên không biết ăn, uống do đó người nuôi phải kiên nhẫn tập cho chim ăn.

     

    7. Quy trình thú y phòng bệnh

     

    7.1. Phòng bệnh do vi khuẩn:
    Chim bồ câu thường mắc bệnh do E.coli và Salmonella nên định kỳ 1-2 tháng/1 liệu trình 3-5 ngày bằng một trong các loại kháng sinh như Gentadox, Ampicol, Doxytin… (liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

     

    7.2. Phòng bệnh do virus:
    Bệnh Newcastle là bệnh do virus thường xảy ra trên đàn bồ câu. Để phòng bệnh này, ngoài vệ sinh đảm bảo an toàn sinh học thì việc dùng vắc-xin Newcastle đúng quy định là rất quan trọng. Có hai cách dùng vắc-xin Newcastle:

     

    – Cách 1: Tiêm vắc-xin nhũ dầu ND-Emulsion (vắc-xin chết) cho thời gian bảo hộ được dài hơn, mức độ bảo hộ cao hơn.

     

    Phương pháp dùng: Liều 0,3-0,4ml/con, tiêm dưới da cổ. Mũi đầu tiêm lúc chim từ 15-30 ngày tuổi. Với chim sinh sản nên tiêm nhắc lại vắc-xin sau 10-12 tháng.

     

    – Cách 2: Dùng vắc-xin Lasota (vắc-xin đông khô) cho thời gian bảo hộ ngắn hơn, mức độ bảo hộ thấp hơn.

     

    Phương pháp dùng: cho uống hoặc nhỏ mắt, mũi. Dùng liều như ở gà. Sau mỗi tháng thì dùng nhắc lại.

     

    TS. Nguyễn Duy Điều
    Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.