Chăn nuôi gà an theo hướng toàn sinh học (ATSH) nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường do đó công tác tiêu độc vệ sinh sát trùng phải được thực hiện thường xuyên.
Chuẩn bị điều kiện nuôi
– Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng 5 – 7 ngày.
– Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.
– Chất độn chuồng: Trấu, dăm bào sạch, dày 5 – 10 cm được phun sát trùng trước khi sử dụng.
Chuồng trại: Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn; 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền). Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 m để tạo độ thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.
Lồng gột gà con: Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75W dùng cho 100 con). Khi gà còn nhỏ (1 – 3 ngày tuổi) rải thức ăn trên giấy lót trong lồng gột cho gà ăn. Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo. Đặt hoặc treo xen kẽ các máng uống với máng ăn trong chuồng hoặc vườn. Thay nước sạch cho gà 2 – 3 lần/ngày. Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm, nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng. Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ cho 5 – 10 gà mái.
Chọn giống
Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt. Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn. Chọn con có trọng lượng không quá nhỏ, không quá mập, lúc gà 20 tuần tuổi đạt trọng lượng trung bình 1,6 – 1,7 kg/con là tốt. Mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại. Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng 3 – 4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2 – 3 ngón tay xếp lại.
Người nuôi nên chọn gà con đồng đều về trọng lượng – Ảnh: Phan Thanh Cường
Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa bão hay áp thấp nhiệt đới. Đưa gà vào chuồng gột, cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamin C, chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm, ngô nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ và tiếp tục cho ăn đến 2 ngày. Sang ngày thứ 3 thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ phế phẩm.
Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của gà, nếu thấy con nào ủ rũ cần cách ly ngay để theo dõi. Quan sát thấy nếu gà nằm tụ quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xa bóng đèn là nóng, nằm tụ ở góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ thích hợp. Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn gột để phòng chuột, mèo và để gà ăn nhiều thức ăn hơn. Do tập tính thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng ăn và máng uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy đủ mà không uống nước dơ bẩn trong vườn.
Ánh sáng
Dùng ánh sáng tự nhiên ban ngày, ban đêm thắp đèn cho gà ăn tự do, dùng máng ăn tự động hình trụ 50 con/máng đổ đầy thức ăn cho 1 ngày đêm, sáng sớm trước khi cho ăn nên kiểm tra và loại bỏ thức ăn thừa hoặc phân, trấu dính vào máng ăn. Không thả rèm (chỉ thả khi trời lạnh). Cứ 2 tuần, cân 10% tổng số gà để tính trọng lượng bình quân. Phân gà được hốt dọn thường xuyên (nếu nuôi lồng) hoặc cuối đợt (nếu nuôi trên nền trấu) và phải được đem ủ kỹ với vôi bột 3 tháng sau mới đem dùng. Phải đưa gà đến các cơ sở giết mổ tập trung và có dấu kiểm dịch của thú y.
Cho ăn
Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và vitamin. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.
Sau giai đoạn gột có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Nên nuôi thêm trùn đất và giòi là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà.
Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do. Nước uống phải sạch và đầy đủ.
Phòng và trị bệnh
Bệnh cầu trùng
Thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ, gà phát triển chậm, yếu, dễ bị bội nhiễm các bệnh khác.
Triệu chứng: Gà ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có máu tươi. Gà đẻ vỏ trứng mỏng, tỷ lệ đẻ giảm.
Phòng bệnh: Vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đặc biệt không để nền chuồng, chất đọng làm chuồng ẩm ướt.
Trị bệnh: Sử dụng một trong các loại thuốc sau (dùng trong 3 ngày): Anticoc 1 g/1 lít nước; Baycoc 1 ml/1 lít nước.
Bệnh thương hàn (Salmonellosis)
Triệu chứng: Gà ủ rũ, phân trắng loãng, hôi thối. Gà đẻ trứng giảm, trứng méo mó, mào tái nhợt nhạt hoặc teo. Gà con: Gan sưng, có điểm hoại tử trắng, niêm mạc ruột viêm loét lan tràn.
Phòng bệnh: Bằng các biện pháp vệ sinh tổng hợp. Có thể dùng kháng sinh để phòng bệnh: Oxytetracyclin: 50 – 80 mg/ngày, dùng trong 5 ngày. Chloramphenical: 1 g/5 – 10 lít nước, dùng 2 – 3 ngày.
Bệnh dịch tả (Newcastle disease)
Triệu chứng: Thường biểu hiện ở 2 thể: Cấp tính và mãn tính. Khó thở, nhịp thở tăng, hắt hơi (gà há mồm, vươn cổ thở). Một số con chảy dịch nhờn ở mắt, mũi. Tích, mào tím xanh. Những gà bị bệnh kéo dài sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp, thở khò khè, kém ăn, giảm đẻ… Gà trở thành vật mang trùng. Tỷ lệ chết 10%.
Phòng bệnh: Chủ yếu là bằng vaccin.
Bệnh Gumboro
Triệu chứng: Phân lúc đầu loãng, trắng, nhớt nhầy, sau loãng nâu. Gà thịt thường phát bệnh sớm hơn (ở giai đoạn 20 – 40 ngày). Ngày thứ 2, thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy. Ngày thứ 5,6,7 túi Fabricius teo nhỏ, cơ đùi, cơ ngực tím bầm.
Phòng bệnh: Định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng trại thường xuyên mỗi tháng và sau mỗi đợt nuôi.
Xuân Kỳ
Nguồn: Viện Chăn nuôi
- gà thả vườn li>
- Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học li> ul>
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất