[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong chăn nuôi hiện nay, để đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh hiệu quả góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi thì sử dụng vacxin trong phòng bệnh là giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh của vacxin phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật cấp vacxin cho vật nuôi. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng hướng dẫn một cách khái quát về kỹ thuật đưa thuốc và vacxin cho gia cầm nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Mỗi loại thuốc, vacxin đều được chỉ định đường đưa thuốc nhằm giúp phòng trị đạt hiệu quả tối đa. Trên nhãn sản phẩm đều ghi rõ đường đưa, liều lượng, liệu trình và những khuyến cáo cụ thể. Cán bộ kỹ thuật cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Các đường đưa chính cho gia cầm bao gồm:
- Đường tiêm: Tiêm bắp thịt (IM), tiêm dưới da (SQ)
- Nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ miệng, nhúng mỏ
- Chủng màng cánh
- Phun sương, khí rung
- Pha nước uống
1. Đường tiêm
a. Tiêm dưới da:
- Tiêm qua da có ưu điểm là có thể đưa 1 lượng lớn thuốc vào cơ thể vào dưới da mà không gây tổn thương do áp lực thuốc lớn. Tuy nhiên chú khi tiêm các loại vacxin có dung môi gây kích ứng da.
- Để tránh thuốc trào ra ngoài ở vị trí tiêm, nên đưa mũi kim cách xa vị trí đâm kim khoảng 1 – 1,5cm trước khi bơm thuốc.
- Vị trí: tiêm dưới da cổ, hoặc da cánh
Kỹ thuật đưa vacxin qua đường tiêm dưới da
b. Tiêm bắp thịt:
- Tiêm bắp thịt là đường đưa được dùng thường xuyên nhất đối với hầu hết các loại thuốc và vacxin. Thuốc đưa qua đường tiêm bắp được hấp thu vào máu nhanh hơn qua da do hệ thống mạch máu dày đặc trong cơ và sự co duỗi của cơ khi hoạt động giúp thuốc lưu thông tốt hơn.
- Kim dùng để tiêm vacxin cho gia cầm thường dùng kim 0,5 inch (kim 9).
- Vị trí tiêm bắp: thường được khuyến cáo là cơ ức hoặc cơ đùi. Khi tiêm, đâm kim chếch 1 góc từ 75 – 90 độ vào cơ sâu khoảng 0,5 – 1cm, sau đó bơm thuốc.
Kỹ thuật đưa vacxin qua đường tiêm bắp
c. Những yếu ố ảnh hưởng đến kỹ thuật tiêm
- Độ tuổi và trọng lượng gia cầm
- Liều lượng khi tiêm
- Phương pháp giữ, cố định
- Tính chất của thuốc (độ nhớt, đồng đều)
- Loại vacxin (Nhược độc, huyền phù)
- Đường đưa chỉ định của nhà sản xuất
d. Dụng cụ tiêm vacxin
- Kim tiêm: Chú ý dùng kim tiêm đúng cỡ (kim 9), cứ 50 gia cầm thay 1 mũi kim
- Xi lanh:
- Xi lanh dùng 1 lần: Dùng khi tiêm gia cầm số lượng ít (< 100 con), khó thao tác, định liều không chuẩn xác.
- Xi lanh tự động và bán tự động: Dùng khi tiêm gia cầm số lượng lớn, dễ thao tác, định liều chuẩn xác.
Xi lanh tự động
Xi lanh vô trùng dùng 1 lần
Một số chú ý khi sử dụng Xilanh tự động và bán tự động.
- Giữ và cố định gia cầm một chắc chắn
- Định liều tiêm đúng trên xilanh bằng cách chỉnh ốc định liều
- Đảm bảo không có bọt khí xuất hiện trong ống tiêm
- Khi tiêm đâm kim vào gia cầm nhanh và dứt khoát
- Ép pitong bơm thuốc vào
- Ep chặt pít tông khi rút kim ra.
- Thả pitong ra tự động rút thuốc và chuẩn bị lần tiêm tiếp theo.
- Kiểm tra ống tiêm và van định liều để đảm bảo đủ liều lượng khi tiêm.
- Cứ 50 gia cầm cần thay 1 mũi kim để đảm bảo không bị viêm nhiễm và apxe sau khi tiêm
2. Nhỏ mắt, mũi miệng, nhúng mỏ
- Có thể nhỏ vacxin vào mắt, mũi, miệng
- Khi nhỏ song gà phải chớp mắt và phải hít vào hoặc nuốt vacxin thì mới thả ra
- Lượng dung dịch vacxin pha phải chuẩn về số lượng tránh hiện tượng thừa thiếu
- Cách này vaccin sẽ được phân phát đến từng con với số lượng đều nhau
Kỹ thuật đưa vacxin bằng cách nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ miệng
3. Chủng màng cánh
- Phương pháp này dùng kim tiêm lớn hoặc kim đôi chuyên dụng chủng đậu hoặc dùng dây thép gập hình chữ U (sát trùng trước khi dùng).
- Dùng kim nhúng vào chai vacxin và đâm màng cánh 1 lần/1 con để đảm bảo đủ vacxin cho từng con.
Kỹ thuật chủng đậu cho gà
4. Phun sương, khí rung
- Đây là phương pháp đưa vacxin áp dụng cho gà 1 ngày tuổi và được thực hiện ngay tại nhà máy ấp. Đôi khi phun sương cho cả gà lớn.
- Phương pháp này đòi hỏi phải đầu tư, chi phí và kỹ thuật cao. Khi tiến hành phương pháp này cần tính thời gian chính xác và lượng nước đủ cho 1 lượng gà nhất định.
Phương pháp khí dung được thực hiện ngay tại lò ấp khi gà mới nở
5. Pha nước cho uống
Đây là phương pháp tiện dụng, được sử dụng phổ biến trong các trang trại chăn nuôi.
a. Phương pháp thực hiện:
- Bước 1: Cần tính toán đủ lượng nước đủ cho lượng gà uống trong 1 thời gian nhất định. Đảm bảo nước phải ở nhiệt độ mát (20 – 22 độ C). Pha thêm khoảng 200 gam sữa tách bơ để đảm bảo sức sống của vacxin.
- Bước 2: lấy lọ vacxin ra khỏi thùng bảo ôn và đưa về nhiệt độ phòng (22 – 25 độ C). Trộn vacxin với nước pha vacxin, sau đó lắc nhẹ nhàng cho tan đều.
- Bước 3: Cho dung dịch vacxin vừa pha vào nước đã pha sữa gầy, sau đó khuấy đều.
- Bước 4: Trước khi làm vacxin cho gà nhịn khát từ 1 -2 giờ. Chia đều vacxin ra các thủng nhỏ và bắt đầu cấp vacxin cho gà uống ở các bình. Trong quá trình cấp nên xua nhẹ để đàn gà tản đều. Sau khi gà uống hết vacxin tiếp tục mở nước cho gà uống bình thường.
Kỹ thuật cấp vacxin qua đường uống
b. Một số yêu cầu đảm bảo cung cấp vacxin qua đường uống hiệu quả.
(1) Lượng nước uống và pha vacxin
Nguyên tắc: “Ăn 1 – Uống 2”.
- Lượng nước uống: Ví dụ: 1 gà 2 tuần tuổi ăn 50 gam thức ăn sẽ cần uống 100ml nước trong 1 ngày.
- Lượng nước pha vacxin:
- Trong 1 ngày 24 giờ gà uống khoảng100ml nước, vậy mỗi giờ uống khoảng 4ml nước.
- Dự kiến thời gian gà uống trong 2 giờ và thời gian cắt nước trước khi làm vacxin là 2 giờ thì lượng nước cho uống vacxin là 4 giờ x 16ml/gà (lượng nước này có thể thay đổi tuỳ thuốc vào điều kiện thời tiết và thời gian cắt nước)
- Ví dụ: Lượng nước cho gà hậu bị uống vacxin ở nhiệt độ nước 21 độ C.
Tuần tuổi |
Lượng nước cho 1000 gà (lít) |
3 |
18 |
4 |
27 |
5 |
36 |
6 |
41 |
8 |
45 |
10 |
50 |
12 |
54 |
14 |
63 |
(Nguồn: Kỹ thuật công ty CP)
- Ví dụ: Lượng nước cho gà giống thịt uống vacxin ở nhiệt độ nước 21 độ C.
Tuần tuổi |
Lượng nước cho 1000 gà (lít) |
2 – 3 |
25 |
4 – 6 |
30 |
7 – 10 |
45 |
10 – 15 |
60 |
(Nguồn: Kỹ thuật công ty CP)
(2) Vệ sinh nước, dụng cụ trước khi uống vacxin
- Bình nước uống vacxin: Phải được vệ sinh sạch bằng nước sạch (chú ý không sử dụng nước có chất tẩy rửa hoặc chất sát trùng vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng vacxin).
- Các hệ thống lọc trong bình nước dùng pha vacxin phải được vệ sinh sạch và không tồn dư các chất bẩn và các chất lạ khi dùng pha vacxin.
- Không nên sử dụng các dụng cụ chứa nước làm bằng kim loại vì có rỉ sét có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng vacxin.
(3) Nguồn nước làm vacxin
Nguồn nước có tạp chất, kim loại nặng, chất tẩy rửa hoặc vi sinh ảnh hưởng rất lớn đến gia cầm cũng như hiệu quả phòng bệnh của vacxin.
Nguồn nước dùng làm vacxin cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không chứa các hoát chất có tính diệt trùng và các chất tẩy rửa.
- Khi pha vacxin hạn chế để dung dịch vacxin và nước uống tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Không chứa kim loại năng trong nước, độ pH quá cao hoặc quá thấp
- Không dùng nước máy để pha vacxin (do trong nước máy thường chứa Chlorine có thể diệt virus vacxin).
- Nhiệt độ nước pha vacxin tốt nhất khoảng 18 – 22 độ C.
- Không chứa các vi sinh vật có hại như E.coli, Salmonella
(4) Thời điểm cho uống vacxin
- Thời điểm tốt nhất để làm vacxin là vào buổi sáng (7 – 7h30 sáng)
- Cắt nước:
- Nếu nhiệt độ môi trường <30 độ C cắt nước 1 – 1,5 giờ
- Nếu nhiệt độ > 30 độ C cắt nước 2,5 – 3 giờ nhưng phải chú ý lượng nước bù lại trong khi uống vacxin.
- Phải đảm bảo mỗi gà nhận được ít nhất 1 liều vacxin và không để gà quá khát.
6. Một số nguyên nhân làm giảm hiệu quả của vacxin
- Vacxin hỏng: Do nhiệt độ, ánh sáng trong quá trình bảo quản hoặc do chất lượng nước pha vacxin (chứa chất độc, chất sát trùng, kim loại nặng).
- Thiếu vacxin: Không đủ liều để phòng (do chủng sai kỹ thuật), các tác nhân gây bệnh không có trong vacxin được sử dụng (Ví dụ: Biến thể IBV, AIV subtypes, E.coli serotypes).
- Phân phối vacxin không hoàn hảo:Uống vacxin không đồng đều giữa các cá thể gà (do bố trí thiều máng uống, pha thừa…). Tiêm sai vị trí, kim tiêm bẩn…
- Ức chế miễn dịch:Do các thuốc gây ức chế miễn dịch, các yếu tố stress (thay đổi thời tiết,, độc tố)
- Nồng độ kháng thể truyền từ mẹ cao.
- Áp lực lây bệnh từ môi trường cao.
- Tiêm vacxin quá muộn:Tiêm khi dịch đã xảy ra, đã tiêm vacxin nhưng nhiễm bệnh khi chưa kịp hình thành miễn dịch.
Nguyễn Văn Minh – Cố vấn kỹ thuật Trung tâm Vet24h
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- chăn nuôi gà li>
- tiêm vacxin cho gà li>
- tiêm phòng gia cầm li>
- tiêm vacxin li>
- nhà chăn nuôi li> ul>
24 Comments
Để lại comment của bạn
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Xin hỏi
Gà sau khi uống vacxin có nên cho uống c ko ? Và nên cho uống gì là tốt nhất ạ
Em xin lịch làm vắc xin cho gà con với ạ.
Nhà e có nuôi gà con mà sao chúng nó cứ lần lượt bị bệnh Newcastle xong rời bỏ em đi hết. Cho em hỏi vacxin dạng uống em có thể mua ở đâu ạ. Em cảm ơn Ad.