Qua một năm rưỡi thực thi Luật Chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp và địa phương vẫn rất lúng túng trong triển khai thực hiện.
Tại cuộc họp do Bộ NN&PTNT tổ chức với các hội, hiệp hội để lắng nghe các vướng mắc khi thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, ngày 7-7, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam kiến nghị cần phải sửa lại quy định “1 ha đất chỉ được nuôi 1 con trâu”.
Ông Sơn cho biết, vào tháng 6 vừa qua, Hiệp hội đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và một số bộ, ngành liên quan kiến nghị tháo gỡ một số vấn đề liên quan đến quá trình thực thi Luật Chăn nuôi và Nghị định 13/2020 hướng dẫn thực hiện Luật Chăn nuôi cùng một số vấn đề liên quan.
Cuộc họp do Bộ NN&PTNT tổ chức với các hội, hiệp hội ngày 7-7. Ảnh: AH
Theo ông Sơn, đến nay, đã qua một năm rưỡi thực thi Luật Chăn nuôi nhưng nhiều doanh nghiệp và địa phương vẫn rất lúng túng trong triển khai thực hiện. Một số khái niệm trong Luật và Nghị định không rõ ràng.
Ví dụ như khái niệm khu dân cư, từ đó để quy định khu vực nào được chăn nuôi, lại không rõ ràng khiến doanh nghiệp và địa phương lúng túng.
Hoặc quy định về đơn vị vật nuôi, mật độ chăn nuôi, ông Sơn cho rằng đây là lần đầu tiên một văn bản được cập nhật từ văn bản của thế giới, nhưng trong quy định của Nghị định 13 lại quá chặt theo kiểu của châu Âu. Nghĩa là 1 ha đất nông nghiệp chỉ được nuôi 1 đơn vị, tương ứng 500 kg khối lượng vật nuôi quy đổi.
“Điều đó có nghĩa là 1 ha đất chỉ được nuôi 1 con trâu, 1 con bò, thành ra nếu chiếu theo điều này thì phần lớn các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long phải giảm hết tổng số gia súc, gia cầm hiện nay vì vượt quá quy định. Vì vậy chúng tôi kiến nghị quy định này phải sửa lại” – ông Sơn nhấn mạnh.
Về vấn đề công bố hợp quy thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi, ông Sơn cũng kiến nghị Bộ nên rà soát, bỏ công bố hợp quy chứ không phải hòa hoãn như hiện nay.
Ông Sơn cho rằng câu chuyện hợp chuẩn, hợp quy là quản lý chất lượng, mà quản lý chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đã có những quy định khác cao hơn nhiều. Trên thế giới không có ai quy định công bố hợp quy về thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.
Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cũng kiến nghị Cục Thú y xem xét miễn giảm kiểm dịch giống gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi đã được công nhận là cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh trong thời điểm này để tiết giảm chi phí đầu vào sản xuất; đề nghị xem xét bỏ giấy phép con về nhập khẩu vaccine thú y đã có trong danh mục được phép nhập khẩu…
A Hiền
Nguồn: Báo Pháp Luật
- luật chăn nuôi li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất