Chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm bị đứt gãy, cộng thêm giá thức ăn tăng phi mã nên nhiều hộ nuôi gà ở huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) bỏ trống chuồng nuôi. Những hộ còn duy trì thì nuôi cầm chừng với không ít lo lắng về nguy cơ thua lỗ.
Do đầu ra khó khăn nên nhiều hộ ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đã bỏ nuôi gà. Hiện chỉ còn gia đình bà Quách Thị Hòa (ảnh), xóm Bưng Cọi duy trì đàn gà khoảng 1.000 con.
Những năm qua, Hương Nhượng là một trong những xã phát triển mạnh về chăn nuôi gà ở huyện Lạc Sơn. Năm 2016, HTX chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng được thành lập đã mở ra hướng phát triển kinh tế đầy tiềm năng, đem lại những hiệu quả kinh tế thiết thực. Sự ra đời của HTX đã kết nối các hộ chăn nuôi, giúp họ cùng nhìn về một hướng, đặc biệt là đã nâng cao trình độ sản xuất để tạo ra sản phẩm gà đồi được thị trường ưa chuộng. Một bước ngoặt quan trọng là xã đã có sản phẩm gà đồi Hương Nhượng được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Đang trên đà phát triển và mở ra viễn cảnh làm giàu từ nuôi gà thì từ năm 2020 đến nay, với những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đầu ra của gà Hương Nhượng gặp nhiều khó khăn, khiến sản xuất của HTX bị chững lại. Đến nay, nhiều hộ đành phải chấp nhận “phơi chuồng” vì càng nuôi càng thua lỗ.
Đến thăm HTX chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng thời điểm này có thể thấy, đa số các hộ không còn nuôi gà, một số chuyển sang nuôi ngan, vịt, lợn. Bà Quách Thị Hòa, Giám đốc HTX cho biết: “Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của bà con khi giá bán giảm, đầu ra ngày càng khó khăn hơn. Trong năm 2020, bà con vẫn kiên trì nuôi gà nhưng sang năm 2021, hầu như đều đã bỏ vì càng nuôi càng lỗ. Trước đây, khi đầu ra ổn định, mỗi con gà cho lãi từ 40 – 60 nghìn đồng, đến năm 2020, các hộ nuôi thua lỗ vì đầu ra khó khăn do dịch Covid-19. Nếu nuôi 1 nghìn con thì lỗ 30 triệu đồng, 2 nghìn con lỗ 60 triệu đồng”.
Theo bà Hòa, hiện nay, HTX có 17 thành viên chính và khoảng 50 hội viên bên ngoài. Trước khi HTX ra đời, các hộ vẫn chăn nuôi nhỏ lẻ, đầu ra chưa ổn định, chưa chú trọng khâu kết nối, quảng bá sản phẩm. Năm 2016, HTX thành lập đã có một website riêng để quảng bá, giới thiệu sản phẩm và bán hàng nên giá khá ổn định. Số lượng sản phẩm làm ra nhiều và đều tiêu thụ hết. Từ năm 2016 – 2019, mỗi lứa, HTX xuất ra thị trường khoảng 60 nghìn con gà thương phẩm (chủ yếu là gà ri, gà mía, gà lai chọi) và hàng vạn quả trứng. “Trước đây, mỗi năm HTX ký từ 4 – 5 hợp đồng tiêu thụ gà nhưng đến cuối năm 2020, chưa một hợp đồng nào được ký. Ngày trước, mỗi đêm xuất bán ra chợ đầu mối vài tấn gà, xe ô tô về tận nơi thu mua nhưng hiện đều “im bặt” – bà Hòa buồn bã.
Với đầu ra ổn định như 2 năm về trước đã tạo việc làm cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở xóm Bưng Cọi, xã Hương Nhượng. Thế nhưng, với tình hình như thời gian qua, nhiều chị em lại rơi vào cảnh không có việc làm để đảm bảo thu nhập. Hiện còn duy nhất gia đình bà Hòa duy trì nuôi khoảng 1.000 con gà. Không chỉ khó tiêu thụ mà giá bán gà cũng giảm mạnh, nhất là giá gà lai xuống mức dưới 50 nghìn đồng/kg. Chưa kể, từ tháng 8/2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi tăng đến 8 lần, bình quân mỗi bao cám (loại 25 kg) đã tăng thêm khoảng 50 nghìn đồng/bao.
Ngoài HTX chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng, tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Lạc Sơn cũng gặp những khó khăn tương tự do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đối với HTX chăn nuôi và cung ứng gà Chí Thiện (xã Quyết Thắng), sản phẩm gà ri vẫn tiêu thụ khá tốt. Tuy nhiên, việc tiêu thụ con giống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chi phí chăn nuôi cao hơn vì giá thức ăn tăng liên tục. Anh Bùi Văn Huế, thành viên HTX cho biết: Trước đây, chi phí nuôi 1 con gà đến lúc xuất bán khoảng 75 nghìn đồng, nhưng với giá thức ăn như hiện nay đã tăng lên từ 90 – 95 nghìn đồng.
Có thể nói, hộ chăn nuôi gà gặp rất nhiều khó khăn khi những chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm bị chững lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cùng với đó là sự tăng giá liên tục của thức ăn chăn nuôi khiến chi phí tăng cao mà giá bán sản phẩm lại tỷ lệ nghịch. Ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần theo dõi diễn biến thị trường, thận trọng vào đàn để tránh bị thua lỗ.
Viết Đào
Nguồn: Báo Hòa Bình
- Hòa Bình li>
- gà Lạc Sơn li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất