Làm giàu nhờ nuôi heo và bò - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Làm giàu nhờ nuôi heo và bò

    Anh Nguyễn Văn Bạc, 53 tuổi, ở ấp Thới Đức, xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre) đang làm giàu từ nuôi heo kết hợp với nuôi bò.

    Anh Nguyễn Văn Bạc đang chăm sóc đàn bò.

     

    Anh Bạc nhớ lại: “Hồi nhỏ, tôi thường nghe ông nội của tôi và mấy ông trong xóm uống trà hay nói chuyện nhà nông: “Muốn giàu nuôi cá/Muốn khá nuôi heo/Muốn nghèo nuôi vịt”. Đến năm 1993, tôi cưới vợ ra riêng, cha mẹ cho 4 công đất vườn dừa. Thấy cuộc sống ở quê với thu nhập từ 4 công dừa thì biết bao giờ làm giàu. Thế là vào năm 1997, tôi quyết định phải làm giàu từ nuôi heo chứ không phải nuôi cá. Ý định này, tôi giấu kín không nói ai nghe (kể cả vợ tôi cũng giấu)”.

     

    Lúc đầu ít vốn, anh Bạc nuôi 5 con heo. Trong đó, có 1 con anh để làm heo nái. Con heo nái này đẻ sai và heo con mau lớn. Gần 30 năm với nghề nuôi heo, anh Bạc trải qua nhiều thăng trầm, nhất là dịch tả heo châu Phi vào năm 2019. Thế nhưng, anh Bạc vượt qua tất cả và đàn heo của anh hiện tại có 5 heo nọc, 30 heo nái, 150 con heo hơi. Khoảng 10 năm trở lại đây, mỗi năm anh xuất chuồng khoảng 80 tấn heo thịt. Từ lúc heo con cai sữa đến khi bán heo thịt là 4 tháng (khoảng 100kg).

     

    Bên cạnh đó, anh Bạc còn bán heo con. Anh Bạc thường nuôi heo với các giống siêu nạc như: Yorkshire Large White (xuất xứ từ Anh Quốc, heo có thân dài, lưng thẳng, bụng thon, đùi lớn và chân cứng cáp), Duroc (có nguồn gốc từ Mỹ, không kén ăn, tăng trọng nhanh, sinh sản tốt, nuôi con giỏi, thích nghi khí hậu, thổ nhưỡng nước ta), Pietrain (có xuất xứ tại Bỉ, đầu heo ngắn, trán rộng, tai đứng hơi ngã về phía trước, lưng và vai rộng, ngực hở, hông rộng, đẻ sai, nuôi con giỏi, tăng trọng nhanh cho nhiều nạc). Nhìn chung, anh Bạc nuôi heo đều chọn giống rất kỹ cho trang trại của mình và các hộ dân khác.

     

    Từ năm 2019, anh Bạc vừa nuôi heo vừa khởi nghiệp nuôi bò. “Hiện tại tôi đang nuôi 50 con bò. Hiện nay, giống bò kem rất được ưa chuộng. Từ khi nuôi bò con đến 1,5 – 2 năm nặng 600 – 700kg là bán được thịt rất ngon (lúc này 1 con bò kem có từ 300 -350kg thịt)”, anh Bạch giới thiệu giống bò đang được ưa chuộng.

     

    Để nuôi bò, anh Bạc trồng cỏ, mua thêm rơm và thức ăn cho bò. Mỗi tháng, anh Bạc bán khoảng 10 bò con (100kg/con với giá khoảng 22 triệu đồng). Hiện tại, bò thịt 1 con có cỡ 200kg thịt, giá bán khoảng 36 triệu đồng. Trong chuồng anh Bạc có các loại bò nái, bò đực thịt, bò con, bò 50 – 60kg thịt, bò 200kg thịt để làm đám tiệc, bò trên 200kg để bán thịt ngoài chợ cũng có… đủ loại cho khách hàng.

     

    Theo anh Nguyễn Văn Bạc để nuôi heo, bò đạt hiệu quả cao phải đảm bảo vệ sinh chuồng trại. Phân heo, anh cho xuống hầm biogas. Phân bò, anh ủ thành phân hữu cơ bán, với giá 3 ngàn đồng/kg (không đủ bán cho các hộ trồng dừa hữu cơ trong huyện Mỏ Cày Nam).

     

    Để duy trì phát triển lâu dài nghề nuôi heo và bò, trong 4 năm qua, anh Bạc đầu tư cho con anh theo ngành thú y. Tháng 6-2022, con anh là Nguyễn Minh Kha tốt nghiệp Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành thú y. “Bên cạnh kinh nghiệm gần 30 năm chăn nuôi gia súc, nay thằng con tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y, tôi thấy an tâm hơn trong việc nuôi heo và bò”, anh Bạc phấn khởi.

     

    Mỗi năm, sau khi trừ chi phí trong nuôi heo, bò, anh Nguyễn Văn Bạc còn lãi khoảng 1,5 tỷ đồng. Những năm gần đây, anh Bạc bỏ ra khoảng 10 triệu đồng/tháng để làm công tác từ thiện. Anh đang giúp đỡ các hộ nghèo (trong đó có 15 hộ nghèo được anh giúp đỡ thường xuyên).

     

    Năm 2000, anh Nguyễn Văn Bạc đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện. Năm 2022, đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh.

     

    Ông Đặng Thanh Tùng – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mỏ Cày Nam nhận xét: Anh Nguyễn Văn Bạc, ở xã Thành Thới A là nông dân tiêu biểu trong chăn nuôi. Mô hình chăn nuôi của anh xứng đáng để các nông dân trong huyện học hỏi theo.

     

    Bài, ảnh: Hoàng Vũ

    Nguồn: Báo Báo Đồng Khởi

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.