Làm giàu ở nông thôn: Nuôi lợn cho ăn hoa quả, nhân sâm - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Làm giàu ở nông thôn: Nuôi lợn cho ăn hoa quả, nhân sâm

    Sướng như lợn không phải chuyện đùa mà là có thật – tại các trang trại phóng viên NTNN ghi nhận, lợn được chăm sóc tận tình bằng các loại thảo dược, nhân sâm, thảo quả và được nghe nhạc êm ái.

     

    Nuôi lợn bằng… trà xanh

     

    Dưới chân núi Sắng, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình có một trang trại độc đáo. Ở trang trại rộng 8ha, canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ của EU, khung cảnh đẹp như tranh này, những con lợn hương thuần chủng được ăn trà, uống trà, tắm trà… và được thư giãn bằng những điệu nhạc du dương hòa cùng tiếng chim hót, suối reo.

    Làm giàu ở nông thôn: Nuôi lợn cho ăn hoa quả, nhân sâm

    Trang trại của ông Thục là một trong những trang trại chăn nuôi lợn độc đáo ở Nam Định. Ảnh: Đăng Hải

     

    Trang trại núi Sắng tọa lạc trong một thung lũng bình yên, bao bọc xung quanh là những ngọn núi cao xanh ngắt cỏ cây, mây bay sương phủ và nguồn nước suối tinh khiết trong mạch núi đá ngầm chảy ra hòa với đầm Vân Long mênh mông.

    “2 năm trước, thịt lợn thảo dược của tôi và thịt lợn công nghiệp có giá bằng nhau do thị trường chưa tin dùng. Hôm nay, thịt lợn thảo dược đang bán cao hơn thịt lợn công nghiệp 20%. Tôi khẳng định chỉ 5 năm nữa, thịt lợn thảo dược của tôi sẽ có giá cao gấp đôi, gấp 3 lần thịt lợn công nghiệp”.

    Ông Nguyễn Văn Thục

     

    Chị Nguyễn Hồ Diệp Hà, 34 tuổi, vốn yêu thích phương thức làm nông nghiệp của Nhật Bản, đã cùng nhóm bạn đầu tư  trang trại nuôi lợn trà xanh độc đáo “có một không hai” này. Khi phóng viên đến, các công nhân của trang trại đang leo núi để hái trà về cho lợn ăn. Chẳng mấy chốc họ đã hái được đầy một gùi trà xanh mướt, non mơn mởn. Về đến trang trại cũng là lúc đến giờ tắm cho đàn lợn. Tại trang trại, các công nhân đun nước tắm lợn, trong nước không chỉ có trà xanh mà còn có thêm sả, lá bưởi, lá tía tô. Sau khi có nước tắm, công nhân của trang trại dùng máy bơm từ bể tắm cho các con lợn trong chuồng.

     

    Điều đặc biệt nữa là xung quanh chuồng lợn nào cũng treo các giỏ cây thảo dược có tác dụng hút khí độc và xua đuổi côn trùng. Toàn khu chuồng trại còn được lắp hệ thống loa, từng thời điểm trong ngày bật lên những giai điệu êm ả để đàn lợn nghe và thư dãn.

     

    Khu vực ngoài cùng là sân chơi để lợn ra tắm nắng. Khu vực chuồng trại được ngăn thành 40 ô, mỗi ô nuôi từ 10-12 con lợn; khu chăn nuôi dành cho lợn từ 1-5 tháng tuổi, và khu xuất chuồng cho lợn từ 6-7 tháng tuổi. Lợn được nằm trên lớp đệm lót trấu, mùn cưa, tưới chế phẩm EM của Nhật Bản giúp toàn bộ chất thải được vi sinh vật có lợi phân hủy hết.

     

    Sáu tháng một lần, các đệm lót sinh học này lại được lấy ra làm phân hữu cơ, thay lớp mới. Chính vì thế mà trang trại luôn sạch sẽ, không có mùi hôi của chất thải và không có ruồi, muỗi.

     

    Ngoài tiêm phòng ngừa, trang trại còn sử dụng nhiều thảo mộc như tía tô, kinh giới, gừng, sả… để làm thuốc chữa bệnh cho đàn lợn. Những vườn cây thuốc Nam được trồng thành từng thửa lớn. Ngoài việc chữa bệnh cho lợn, vườn cây này còn tạo cảnh quan đẹp cho trang trại.

     

    Chị Hà cho biết, thức ăn của lợn trà xanh được làm từ các loại hạt, củ như cám của các loại đậu nành, ngô, lúa… Đồng thời, một tuần vài lần, trang trại thu mua lá trà xanh của người dân địa phương thu hoạch từ trên núi, ủ rồi đưa vào kết hợp với các loại chế phẩm khác tạo ra thức ăn cho lợn. Ngoài ra, trà xanh cũng được sử dụng để làm nước uống cho lợn với lượng vừa phải. Chúng giúp lợn giảm stress, cân bằng lượng cholesterol trong máu, cơ thể lợn sẽ không tiết ra những chất độc.

     

    Cho lợn ăn sâm, thảo quả…

     

    Thoạt nghe tưởng là một trang trại của đại gia thừa tiền thích chơi ngông nhưng đó là trang trại nuôi lợn bằng thảo dược của ông Nguyễn Văn Thục – chủ trang trại chăn nuôi lợn thảo dược Hiền Thục ở xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Theo ông Thục, bí quyết tẩm bổ cho lợn bằng thảo dược, nghe nhạc trữ tình để cho ra thực phẩm hảo hạng đã chinh phục những người sành ăn nhất.

     

    Vào trại lợn mà chẳng thấy tiếng kêu eng éc chối tai, chỉ thấy tiếng nhạc dìu dặt khắp nơi. Dù đàn lợn lên tới cả ngàn con nhưng trong trại  luôn phảng phất hương hoa lan, hương hồng nhung, hương bưởi dịu thơm.

     

    Mô hình nuôi lợn hữu cơ được ông Thục gây dựng suốt hai thập kỷ. Không giống thức ăn đạm bạc của loài lợn Móng Cái, lợn rừng; cũng chẳng phải thức ăn công nghiệp tẩm kháng sinh, hóa chất giúp tăng trọng nhanh của các trang trại lợn công nghiệp; “ẩm thực” dành cho những chú lợn tại trang trại Hiền Thục tự phối trộn các thành phần rất đặc biệt.

     

    Ngoài cám ngô, cám gạo, đậu tương, cá khô (cung cấp năng lượng, protein và đạm tự nhiên thiết yếu cho vật nuôi), ông Thục bổ sung thêm nhiều loại thảo dược thiên nhiên trong khẩu phần ăn hàng ngày của đàn lợn như: Đẳng sâm, khổ sâm, kim ngân, quế chi, thảo quả, bỗng rượu… và chế phẩm men vi sinh EM. Loại thức ăn này có tác dụng phòng chống các bệnh về đường hô hấp, rối loạn tiêu hoá, trợ tim và tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng tối ưu nhất. Nhờ vậy, suốt hơn 20 năm qua, chuồng lợn của gia đình ông không không phải sử dụng bất cứ liều thuốc kháng sinh hoá học nào.

     

    Mỗi khu chuồng đều có những chiếc loa thùng. Hàng ngày, buổi sáng từ 7 đến 10 giờ và buổi chiều từ 14 đến 17 giờ, ông Thục phát nhạc cho lợn nghe. Vị trại chủ này tự hào rằng, thịt lợn anh tạo ra thuộc loại ngon nhất tỉnh, bởi chúng được nuôi từ 100% thức ăn tự nhiên. Mỗi lứa lợn kéo dài 6-7 tháng thay vì vỗ béo cấp tốc 3-4 tháng đã xuất chuồng như các trang trại lợn công nghiệp khác. Lợn nuôi bằng thảo dược có bì dầy và giòn; màu thịt đỏ tươi do không bị stress. Khi luộc chín, nước vẫn trong vì không tồn dư tạp chất, thịt chắc, ngọt thơm đặc trưng.

     

    Đăng Hải

    Nguồn: Dân Việt

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.