Nhờ đức tính cần cù, chịu khó và biết cách ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, gia đình anh Trần Bá Mục ở thôn Hoàng Xá Đông, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường phát triển thành công mô hình chăn nuôi bò sữa kết hợp trồng bưởi diễn. Mô hình đã đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần ổn định cuộc sống cho gia đình.
Gia đình anh Trần Bá Mục thu lãi hơn 600 triệu đồng/năm nhờ mô hình chăn nuôi bò sữa kết hợp trồng bưởi Diễn
Trước đây, hai vợ chồng anh Mục làm thợ xây. Tuy nhiên, tính chất công việc vất vả, đồng lương ít ỏi lại không ổn định, không có thời gian chăm lo cho con cái, nên anh Mục quyết định tìm hướng phát triển kinh tế mới.
Sau quá trình tìm hiểu, tham khảo các mô hình kinh tế ở nhiều địa phương, anh Mục nhận thấy mô hình chăn nuôi bò sữa mang lại hiệu quả cao, đầu ra ổn định, nên đầu năm 2010, từ nguồn vốn tích lũy và vay thêm vốn ngân hàng, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng 200 m2 chuồng trại và mua 3 con bò sữa về nuôi.
Ban đầu, anh Mục gặp nhiều khó khăn do thiếu kiến thức về chăn nuôi, nên sữa bò không đạt yêu cầu. Không nản chí, anh tiếp tục chịu khó tìm hiểu thêm kiến thức từ sách báo và đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh, kỹ thuật khai thác sữa hiệu quả tại những trang trại chăn nuôi bò sữa lớn của nhiều địa phương khác nhau, sau đó vận dụng vào mô hình chăn nuôi của gia đình.
Anh Mục chia sẻ: “Để chăn nuôi có lãi từ bò sữa thì trước tiên phải chú trọng vào nguồn thức ăn. Thức ăn của bò sữa rất đa dạng và có sẵn trong nông nghiệp, nhưng chủ yếu là cỏ voi. Do vậy, gia đình tôi thuê thêm 3 mẫu đất để trồng cỏ voi, áp dụng kỹ thuật ủ thức ăn khô để dự trữ thức ăn vào mùa Đông khi nguồn thực phẩm bị hạn chế. Nhờ vậy, tiết kiệm thêm chi phí, nâng cao năng suất chăn nuôi”.
Bên cạnh áp dụng những khoa học kỹ thuật, anh Mục còn đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng hệ thống chuồng trại, máy móc phục vụ chăn nuôi, bao gồm hệ thống phun sương, máy vắt sữa, quạt gió, đệm lót, máy băm cỏ… Việc đầu tư đồng bộ mô hình chăn nuôi với kỹ thuật tiên tiến, quy trình chăn nuôi bò sữa đã mang lại hiệu quả, năng suất sữa tăng, chất lượng sữa được đảm bảo.
Anh Mục cho biết thêm: “Bò là loại gia súc dễ chăm sóc, tuy nhiên, đối với bò sữa cần phải tạo một môi trường sống lý tưởng, thoải mái để có thể sản xuất ra lượng sữa tối đa và đạt chất lượng cao nhất. Ngoài ra, tôi còn đầu tư thêm máy vắt sữa, vừa giảm công lao động, vừa hút được kiệt sữa, tránh tắc sữa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Sau hơn10 năm, gia đình anh Mục đã phát triển đàn bò lên 15 con, cho thu khoảng 2 tạ sữa/ngày, trừ chi phí lợi nhuận từ việc bán sữa đạt khoảng 40 triệu đồng/tháng.
Ngoài công việc chính là nuôi bò sữa, gia đình anh Trần Bá Mục còn đầu tư gần 600 triệu đồng để đổ đất, mở rộng thêm 1 mẫu đất trồng hơn 100 gốc bưởi Diễn, mỗi vụ cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
Để trồng bưởi diễn mang lại hiệu quả cao, sau mỗi vụ bưởi, gia đình anh Mục bắt tay vào việc tỉa cành, tạo tán; cày xới xung quanh gốc và bón phân hỗn hợp. Từ tháng 6 trở đi, anh chuyển sang sử dụng phân hữu cơ được ngâm từ đỗ tương, cá và ngô bón gốc bưởi giúp quả ngọt, căng mọng và có màu vàng bắt mắt.
Đến mùa vụ, hai vợ chồng thường xuyên thăm vườn, kiểm tra gốc bưởi, kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu bị sâu bệnh, sử dụng các loại bẫy sinh học loại trừ các loại côn trùng gây hại. Ngoài ra, anh Mục đào các rãnh nước quanh gốc bưởi, đầu tư hệ thống tưới nước tự động thường xuyên cấp nước để đảm bảo độ ẩm cho cây.
Nhờ mô hình chăn nuôi bò sữa kết hợp với trồng bưởi Diễn, gia đình anh Mục thu lãi hơn 600 triệu đồng/năm. Với mong muốn gắn bó lâu dài với mô hình này, anh Trần Bá Mục tiếp tục đầu tư hàng trăm triệu đồng phát triển đàn bò sữa và hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ chăn nuôi, giảm thời gian, nhân công, tăng lợi nhuận của mô hình kinh tế.
Trang trại của anh Mục không chỉ góp phần phát triển kinh tế gia đình, anh còn chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người dân địa phương để có nhiều gia đình học hỏi, làm theo.
Bài, ảnh: Hương Giang
Nguồn tin: Báo Vĩnh Phúc
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất