[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong chăn nuôi thì thức ăn đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng. Chăn nuôi thành công, ngoài con giống tốt, chuồng trại phù hợp, điều kiện dịch vụ chăn nuôi – thú y và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, cần có nguồn thức ăn đầy đủ cân bằng và kỹ thuật nuôi dưỡng tốt. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thức ăn tồn tại ở nhiều dạng như viên, bột hoặc trang trại tự phối trộn và nhiều thương hiệu khác nhau, mỗi loại thức ăn cung cấp những chất dinh dưỡng khác nhau dựa trên loại vật nuôi, giai đoạn vật nuôi và mục đích sử dụng khi chăn nuôi.
Song ở dạng nào thì muốn có được thành phẩm tốt cũng cần phải sử dụng nguyên liệu thức ăn chất lượng nhất là các nguyên liệu lớn như bắp, đậu nành, gạo, cám gạo….Nhưng đa số các loại nguyên liệu lớn này lại rất dễ nhiễm độc tố nấm mốc sinh ra độc tố aflatoxin. Aflatoxin có thể được sinh ra trước, trong và sau khi thu hoạch ngũ cốc nếu không được bảo quản tốt.
Bài viết này, chúng tôi xin phân tích một số loại độc tố nấm mốc và giải pháp xử lý làm mất hiệu lực của độc tố nấm mốc bằng các thế hệ chất hấp phụ cũng như một vài khuyến cáo để người chăn nuôi nhận biết, khắc phục và có thể ứng dụng vào thực tế.
Trong số 200.000 loại nấm được biết đến trên thế giới có khoảng 50 loài có hại cho người và động vật. Trong đó có thể chia làm 2 nhóm: nhóm gây bệnh dịch và nhóm gây ngộ độc. Trong thức ăn chăn nuôi thì nhóm gây ngộ độc ảnh hưởng nhiều nhất chúng gây ngộ độc cho gia súc và gia cầm. Tùy theo từng loại độc tố nấm mốc có thể gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, ít khi độc tố nấm mốc gây cấp tính mà thông thường nó tác động từ từ theo thời gian làm cho người chăn nuôi không để ý. Tuy nhiên khi đã phát sinh triệu chứng thì thường khó điều trị hoặc điều trị rồi nhưng vẫn để lại di chứng nặng nề, có một số dấu hiệu để nhận thấy đã có sự hiện diện của độc tố nấm mốc như: ảnh hưởng tỷ lệ thụ thai heo nái, tỷ lệ bại liệt heo con tăng lên, lượng ăn vào giảm, tăng trưởng chậm, đáp ứng miễn dịch kém, tỷ lệ bệnh tăng lên. Các loại độc tố này gọi chung là Mycotoxin. Trong số này nguy hiểm nhất là aflatoxin, có 6 loại khác nhau bao gồm (B1, B2, G1, G2, M1 và M2).
Trong những điều kiện và mức độ nhất định nấm mốc sinh ra độc tố aflatoxin. Tuy vậy, tùy theo số lượng nhiều ít của độc tố sẽ có mức độ ảnh hưởng và biểu hiện ngộ độc khác nhau. Kéo theo các triệu chứng kéo dài như tốc độ tăng trưởng chậm, tiêu tốn thức ăn nhiều, khả năng chống lại dịch bệnh giảm, ngoài ra chúng còn gây ra các tác hại như: Phá hủy tế bào gan, thận, suy giảm hệ miễn dịch, ăn mòn thành ruột và dạ dày, suy dinh dưỡng, chậm lớn, chết, gây ung thư.
Hình 1: Phân loại độc tố nấm mốc
Chính vì vậy nếu như không có cách nào tách aflatoxin khỏi nguyên liệu mà nếu hủy bỏ toàn bộ thì sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế. Do vậy làm mất hiệu lực aflatoxin là một giải pháp cần thiết, hiện nay có một số giải pháp như:
Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi nhiệt độ
Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi ánh sáng
Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất oxy hoá
Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi NH3
Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất hấp phụ bề mặt
Hình 2: Bắp bị nhiễm nấm mốc (Nguồn: Internet)
Trong đó, giải pháp ít tốn kém, dễ ứng dụng thực tế nhất là đối với những trang trại sử dụng thức ăn tự trộn mà cũng có thể cho kết quả khá tốt là việc sử dụng các chất hấp phụ để kết dính độc tố loại thải ra ngoài theo phân, làm giảm thiểu tính độc hại của chúng.
Thế hệ các chất hấp phụ thứ nhất: nhóm chất thiếu chất phân cực. Thường được sử dụng là các loại đất sét như Bentonite, Zeolite, Aluminosilicate ở dạng thô. Trong đó Aluminosilicate tỏ ra có hiệu quả nhất đối với aflatoxin có nhiều kết quả đã được kiểm chứng chỉ ra rằng các lọai đất sét kể trên đặc biệt là Hydrate sodium calcium aluminosilicate (HSCAS) là có hiệu quả nhất với hàm lượng 10kg/tấn có thể lọai bỏ được các tác hại của aflatoxin ở gà, heo và bò. Tuy nhiên, các lọai này vẫn còn 1 số khuyết điểm như hàm lượng sử dụng cao, hiệu quả kết dính trong phạm vi hẹp và chỉ có hiệu lực chủ yếu với aflatoxin còn các độc tố khác ít có hoặc không có hiệu quả.
Thế hệ chất hấp phụ thứ hai: chất hấp phụ có diện tích bề mặt lớn, có khả năng mang độc tố cao ít bị ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác có trong thức ăn. Theo G.Devegowda, David C.Creswell và Robert A.Swich thì các chất mang thường kết liên kết với aflatoxin và cản trở hấp thu ở ruột non được coi là biện pháp phòng ngộ độc cho gia cầm.
Thế hệ chất hấp phụ thứ ba: Các chất kết dính hữu cơ mà đại diện là EGC (Esther Glucomannan) là thế hệ chất hấp phụ độc tố nấm mốc có nhiều thành quả nhất đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về một chất hấp phụ độc tố điều mà các loại đất sét còn thiếu sót. Một loại chất hấp phụ mới được đưa vào sử dụng là sản phẩm được chích từ vách tế bào nấm men như Mannan Oligoccharide (MOS), Galacto – Oligoccharide (GOS), Fructo – Oligoccharide (FOS) những hợp chất Oligoccharide thuộc nhóm carbonhydrate ngoài tác dụng hấp phụ còn có tác dụng cụ thể như gia tăng mật độ và chiều dài lông nhung mao đường ruột giúp tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn tốt hơn, kết dính mầm bệnh từ vi khuẩn trong đường ruột giúp loạithải ra theo phân, ngăn ngừa xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
MOS được cho là một prebiotic (Prebiotic là nguồn thức ăn cho probiotic-là các vi sinh vật sống hữu ích trong đường ruột vật chủ. Nhờ có prebiotic mà các vi sinh hữu ích có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, do đó cải thiện hệ tiêu hóa cho vật chủ), có thể loại bỏ các tác nhân gây bệnh, độc tố nấm mốc bằng cách kết dính chúng lại.
Phương thức hoạt động của MOS là trải đều trong biểu mô của dạ dày, kết dính với các tác nhân gây bệnh, khuẩn có hại (như E.Coli, Salmonella), và sau đó các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn có hại sẽ được bài tiết ra ngoài. Cả hai liên kết hydro và tương tác kết dính thành nhóm Vander Waal được xác định là tương tác chính giữa độc tố nấm mốc và MOS.
Hình 3: ngăn chặn sự xâm nhập, gắn kết của vi khuẩn bằng MOS (Nguồn: Internet)
Khi thú đã bị nhiễm độc aflatoxin rồi, đã chẩn đoán chính xác thì việc trước tiên phải thay đổi khẩu phần hoặc thức ăn hỗn hợp khác không bị nhiễm aflatoxin. Để cho gia súc, gia cầm phục hồi sức khỏe nhanh chóng nên bổ sung điều chỉnh khẩu phần, trợ giúp cơ thể khắc phục nhanh chóng hậu quả việc ngộ độc aflatoxin. Sau đây là một số khuyến cáo đã được nghiên cứu:
Tăng acid amin có chứa lưu huỳnh (Methionin và Cystein) giúp cho cơ thể tạo nhiều glutathione giải độc cho cơ thể.
Cung cấp thêm cholin vào thức ăn trên cương vị là một nguồn cung cấp nhóm methyl giúp cơ thể chống lại sự thoái hóa mỡ gan.
Nếu thức ăn đã có nhiễm độc tố ochratoxin thì việc bổ sung thêm phenylalanin sẽ có cải thiện hơn tình trạng sức khỏe của gia súc và gia cầm.
Bổ sung thêm vitamin vào khẩu phần giúp nâng cao sức đề kháng chống chọi của cơ thể vật nuôi đối với độc tố.
Cung cấp thêm selen và vitamin E giúp chống oxy hóa sinh học, ngoài ra selenium tham gia cấu tạo ra enzyme Glutathion – peroxydase trong cơ thể để bảo vệ tế bào nên nó cũng giúp cơ thể khắc phục một phần khi bị nhiễm độc tố nấm mốc.
Trên đây là một số vấn đề cần quan tâm đối với độc tố nấm mốc và phương pháp xử lý làm mất hiệu lực của độc tố nấm mốc bằng các thế hệ chất hấp phụ cũng như một vài khuyến cáo mà người chăn nuôi cần biết.
KS Trần Thị Nhung
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Dương
Khi thú đã bị nhiễm độc aflatoxin rồi, đã chẩn đoán chính xác thì việc trước tiên phải thay đổi khẩu phần hoặc thức ăn hỗn hợp khác không bị nhiễm aflatoxin. Để cho gia súc, gia cầm phục hồi sức khỏe nhanh chóng nên bổ sung điều chỉnh khẩu phần, trợ giúp cơ thể khắc phục nhanh chóng hậu quả việc ngộ độc aflatoxin.
- Aflatoxin li>
- hấp phụ bề mặt li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T7,21/12/2024
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất