Những năm gần đây, huyện Bát Xát (Lào Cai) có nhiều giải pháp để bảo tồn nguồn gen quý của giống lợn đen bản địa và phát triển chăn nuôi theo quy mô hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao.
- Nuôi lợn đen bản địa, cung không đủ cầu
- Lợi ích thiết thực từ nuôi lợn đen bản địa
- Trung Quốc nuôi cấy thịt lợn đen bản địa thành công
Trước đây, như nhiều hộ khác, gia đình anh Lò Láo Tả (thôn Tùng Sáng, xã A Mú Sung) chỉ nuôi từ 3 đến 5 con lợn phục vụ nhu cầu của gia đình mỗi dịp lễ, tết, hiếu, hỷ. Gần đây, nhận thấy nhu cầu của thị trường với thịt lợn đen bản địa tăng cao, anh bàn với vợ vay vốn để phát triển chăn nuôi theo quy mô hàng hoá. “Thuận vợ thuận chồng”, năm 2019, gia đình anh mạnh dạn vay 200 triệu đồng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư chuồng trại, mua giống bắt đầu khởi nghiệp. Anh áp dụng chăn nuôi theo hướng “lấy ngắn nuôi dài”, duy trì đàn lợn nái sinh sản từ 25 đến 30 con và hơn 150 con lợn thịt.
Trong quá trình chăn nuôi, ngoài kinh nghiệm tích lũy, anh Tả còn tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cán bộ thú y nên đàn lợn của gia đình lớn nhanh, không bị bệnh. Anh trồng thêm chuối, sắn, ngô làm thức ăn cho lợn, do đó giảm được chi phí đầu vào. Hiện mỗi năm gia đình anh xuất bán hơn 300 con lợn thịt và lợn giống, đem lại thu nhập hơn 200 triệu đồng.
Anh Tả cho biết: Trước đây, tôi chỉ nuôi thả rông, ít chăm sóc nên lợn chậm lớn, hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi theo quy mô trang trại, thực hiện đầy đủ các biện pháp thú y nên đàn lợn của gia đình ít bị bệnh, sinh trưởng nhanh, hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình chị Vàng Lở Mẩy ở thôn Phù Lao Chải, xã A Mú Sung cũng có thu nhập khá từ nuôi lợn đen bản địa. Năm 2021, chị được vay 200 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất của huyện để phát triển nuôi lợn đen bản địa. Từ số vốn vay, chị mua con giống, đầu tư xây hai khu chuồng nuôi lợn nái và lợn thịt, trồng ngô, chuối làm thức ăn cho lợn. Được hướng dẫn của cán bộ thú y, chị tiêm phòng đủ loại vắc-xin, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, theo dõi sức khỏe đàn lợn mỗi ngày. Trong chuồng nuôi luôn duy trì đàn lợn 100 con, đem lại thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm.
Huyện Bát Xát có nhiều giải pháp phát triển đàn lợn đen bản địa.
Huyện Bát Xát từ lâu đã nổi tiếng với giống lợn đen bản địa cho thịt thơm ngon, tuy nhiên sản lượng không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài tỉnh. Để phát triển đàn lợn đen bản địa theo định hướng trở thành sản phẩm hàng hóa đặc sản chủ lực (theo Đề án số 01 về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa của Ban Thường vụ Huyện ủy Bát Xát), huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân. Theo đó, mỗi hộ được vay tối đa 200 triệu đồng để phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô trang trại; hỗ trợ một phần lãi suất vay ngân hàng cho các hộ tham gia dự án. Với chính sách ưu đãi trên, từ năm 2021 đến nay, có gần 100 hộ tham gia dự án, nâng số lượng lợn đen bản địa lên hơn 25.000 con, chiếm khoảng 75% tổng đàn lợn toàn huyện.
Hiện nay, việc tiêu thụ lợn hơi khá thuận lợi, giá bán cao. Lợn hơi loại từ 60 kg trở lên có giá bán hơn 80.000 đồng/kg; lợn cắp nách hơn 100.000 đồng/kg; lợn giống 1,2 – 1,8 triệu đồng/con có trọng lượng khoảng 10 kg. Huyện Bát Xát đang đẩy mạnh tái đàn và phát triển đàn lợn đen bản địa tại các xã vùng cao, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 nâng tổng đàn lợn đen lên 28.000 con, cung ứng ra thị trường khoảng 2.300 tấn lợn đen thương phẩm.
Thời gian tới, huyện Bát Xát tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi lợn đen bản địa theo hướng hàng hóa. Để đạt mục tiêu này, huyện Bát Xát dự định xây dựng một cơ sở chăn nuôi lợn nái tập trung để cung cấp con giống cho các hộ chăn nuôi tại địa phương; hỗ trợ một phần con giống cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập tổ, nhóm chăn nuôi tập trung tại các thôn, bản và chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường. Song song với việc phát triển chăn nuôi, huyện đang xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thịt lợn đen Bát Xát.
Anh Thư
Nguồn tin: Báo Lào Cai,
- lợn đen li>
- phát triển giống lợn đen bản địa li> ul>
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- JBS – Tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới muốn lựa chọn Việt Nam trở thành địa bàn chiến lược
- Tuyên Quang: Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn đen sinh sản xã Hùng Lợi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
Tin mới nhất
T3,19/11/2024
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- JBS – Tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới muốn lựa chọn Việt Nam trở thành địa bàn chiến lược
- Tuyên Quang: Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn đen sinh sản xã Hùng Lợi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất