[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Từ 16-23/9/2022, lực lượng thú y các cấp sẽ tổ chức lấy mẫu huyết thanh trên trâu, bò tại các địa phương trong tỉnh để kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng đối với bệnh Viêm da nổi cục. Đây là một trong những nội dung nằm trong kế hoạch thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong năm 2022.
- Lấp lỗ hổng trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi và viêm da nổi cục
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiêm phòng miễn phí vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò
- Không tiêm phòng vacxin viêm da nổi cục, trâu bò chết không được hỗ trợ
Bệnh Viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trên trâu, bò. Bệnh truyền lây chủ yếu qua côn trùng cắn đốt như muỗi, ruồi, ve; qua tiếp xúc trực tiếp với trâu, bò mang mầm bệnh. Tỷ lệ chết từ 1 – 5%, tuy nhiên nếu bệnh thành dịch và mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác thì tỷ lệ chết sẽ tới 50% trâu, bò mắc bệnh.
Bê mắc bệnh viêm da nổi cục tại 1 ổ dịch trên địa bàn tỉnh.
Trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xuất hiện bệnh Viêm da nổi cục ở 6/8 huyện, thị xã, thành phố, chiếm 75 % với 982 ổ bệnh; 46/65 địa bàn cấp xã, chiếm 70,76 % số cấp xã có dịch với số lượng bò bệnh là 2.154 con. Tổng số trâu, bò bị bệnh chết là 214 con, đã được các tiến hành tiêu hủy với tổng trọng lượng là 36.021 kg. Dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn cho bà con chăn nuôi trâu, bò của tỉnh.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, bệnh Viêm da nổi cục ghi nhận xảy ra tại 4 hộ chăn nuôi và số lượng bò chết phải tiêu hủy là 5 con. Theo báo cáo của các địa phương, các ổ dịch chủ yếu xảy ra tại các hộ chăn nuôi không thực hiện tiêm phòng cho gia súc trước thời điểm bất lợi của thời tiết và không thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Sau khi dịch bệnh xảy ra, lực lượng thú y các cấp đã cùng với chính quyền địa phương hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp xử lý gia súc mắc bệnh; tăng cường vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại; xử lý dứt điểm không để dịch bệnh lây lan. Hiện nay, các ổ dịch này đã qua 21 ngày không ghi nhận các trường hợp gia súc mắc bệnh.
Hiện nay, tổng đàn trâu bò trên địa bàn tỉnh khoảng 55.000 con, với lợi thế là loài gia súc ít chịu ảnh hưởng bởi các đợt tăng giá thức ăn chăn nuôi và là đối tượng vật nuôi duy trì ổn định, khuyến khích chăn nuôi tại các địa bàn có điều kiện về thức ăn chăn nuôi theo kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi của tỉnh giai đoạn 2021 – 2030. Do đó, công tác phòng, chống dịch bệnh đặc biệt là công tác tiêm vắc xin phòng bệnh được các cấp, ngành, địa phương và người chăn nuôi quan tâm thực hiện.
Theo khuyến cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, khâu then chốt để kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò là thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi và tổ chức vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi. Theo đặc thù về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất và được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương hỗ trợ tiêm phòng miễn phí vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục cho các cơ sở chăn nuôi tư nhân trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện đã phối hợp với các địa phương tổ chức tiêm phòng cho đàn trâu, bò của tỉnh trước thời điểm giao mùa được 42.000 liều vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục, đạt tỷ lệ 76.4%, đồng thời khuyến cáo người chăn nuôi tổ chức phun xịt hóa chất để tiêu diệt các loài côn trùng cắn đốt có khả năng làm lây lan dịch bệnh.
Nhằm kịp thời đánh giá kết quả thực hiện công tác tiêm phòng và tỷ lệ bảo hộ của vắc xin phòng bệnh, trong thời gian từ 16 đến 23/9/2022, lực lượng thú y các cấp sẽ tổ chức lấy mẫu, kiểm tra hàm lượng kháng thể đối với 122 mẫu huyết thanh trên trâu, bò đã được tiêm phòng tại các địa phương trong tỉnh.
Trong thời gian tới song song với việc tiếp tục tổ chức tiêm phòng bổ sung cho những con trâu bò mới phát sinh, còn sót chưa tiêm,.. Dựa trên kết quả phân tích đánh giá kết quả bảo hộ sau tiêm phòng từ phòng thử nghiệm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y sẽ đánh giá mức độ bảo hộ của vắc xin, chỉ ra những vấn đề cần khắc phục trong công tác tổ chức tiêm phòng qua đó góp phần phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh./.
Xuân Sáng – Đức Minh
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Lấp lỗ hổng trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi và viêm da nổi cục
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiêm phòng miễn phí vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò
- Không tiêm phòng vacxin viêm da nổi cục, trâu bò chết không được hỗ trợ
- viêm da nổi cục li>
- vắc xin Viêm da nổi cục li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất