Ngày 1/3, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt đối tác và ký kết khung đối tác Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người (OHP).
Đối tác Một sức khỏe phòng chống bệnh lây truyền từ Động vật sang người (OPH) là sáng kiến mới của Chính phủ Việt Nam trong chiến lược phòng chống nguy cơ bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng: “OHP sẽ tổ chức Diễn đàn Một sức khỏe thường niên và mở ra nhiều cơ hội cho các đối tác trong nước và quốc tế cùng nhau chia sẻ thành tựu và những bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách, chiến lược sức khỏe và các dự án nghiên cứu tại Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác quốc tế, huy động và điều phối hiệu quả các nguồn tài trợ. Đối tác cũng là cơ chế hỗ trợ và thúc đẩy sự tham gia của Việt Nam vào nỗ lực Một sức khỏe trong khu vực và trên toàn cầu”.
Còn GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định hợp tác theo hướng “Một sức khỏe” là một bước chuyển quan trọng phù hợp với xu hướng chung của thế giới, điều này sẽ giúp mở rộng hơn các hoạt động không chỉ hạn chế ở công tác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người. Trong khuôn khổ, “Đối tác Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người”, Bộ Y tế cam kết sẽ tiếp tục tham gia một cách tích cực, thúc đẩy và triển khai một cách hiệu quả hơn nữa các hoạt động phòng chống dịch bệnh bao gồm cả dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người”.
Từ đầu thiên niên kỷ mới, Việt Nam là một trong những nước ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe con người và kinh tế do dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, trong đó có dịch SARS và dịch cúm gia cầm. Do vậy, sự ra đời của OHP sẽ kế thừa và phát huy hiệu quả các kinh nghiệm phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người đồng thời đẩy mạnh, mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan. Mục tiêu của OHP hướng tới giải quyết các nguy cơ về dịch bệnh đe dọa đến sức khỏe con người và động vật thông qua các chiến lược có sự tích hợp tổng quan cả ba khía cạnh: sức khỏe con người, sức khỏe động vật và sức khỏe môi trường.
Đối tác mới sẽ hỗ trợ Việt Nam cùng Indonesia với vai trò là một trong hai quốc gia đi đầu thực hiện gói hành động phòng chống Bệnh lây truyền từ Động vật, đó là một trong 11 lĩnh vực của Chương trình An ninh Y tế toàn cầu, góp phần vào nỗ lực chung của hơn 40 quốc gia thành viên nhằm bảo vệ thế giới trước các nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm.
Trong những năm gần đây, thế giới ngày càng quan tâm đến nguy cơ từ các dịch bệnh truyền nhiễm mới có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng và sâu rộng đối với sức khỏe con người, sinh kế và sự phát triển kinh tế. Ước tính có khoảng 60% các bệnh mới xuất hiện trên người có nguồn gốc từ động vật. Trong số đó, 70% dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật. Trong số đó, khoảng 70% dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật hoang dã, đáng chú ý như Ebola, MERS, SARS và bệnh Cúm gia cầm.Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới của châu Á, nơi được coi là một trong năm điểm nóng của các bệnh truyền nhiễm mới nổi.
“Một sức khỏe” là khái niệm mới mẻ, nhấn mạnh mối liên quan mật thiết giữa sức khỏe con người, sức khỏe động vật (bao gồm vật nuôi, động vật hoang dã và các loài vật khác) và sức khỏe sinh thái. Một sức khỏe đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa thú y, y tế công cộng, sức khỏe môi trường cùng các ngành và lĩnh vực khác liên quan trong công tác nghiên cứu và giải quyết các mối đe dọa do dịch bệnh truyền nhiễm trên người, vật nuôi, động vật hoang dã do loài khác gây ra.
27 đối tác Một sức khỏe Phòng chống Bệnh lây truyền từ động vật sang người đó là:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên môi trường, Viện Thú y, Viện Chăn nuôi, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Y tế công cộng Việt Nam, Hội Thú y Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Y tế Công cộng và Hệ sinh thái, Mạng lưới sức khỏe các trường Đại học Việt nam.
Trần Ngân
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
Tin mới nhất
T2,06/01/2025
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất