Cái tên Chu Quang Phúc được nhiều người biết đến. Anh là chủ một trang trại nuôi lợn rừng trên đỉnh núi Mu Muộn, xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Như đã hẹn, chúng tôi tìm đến trại lợn vào đầu giờ sáng. Tiếng lợn, tiếng gà át cả tiếng người, lúc này cũng là giờ cho lợn ăn. Vừa đi kiểm tra chuồng trại, anh Phúc vừa chia sẻ: Sinh ra và lớn lên ở Phú Bình (Thái Nguyên), quê nghèo nên anh đã lên Chợ Đồn buôn bán, lăn lộn làm kinh tế, trong đó chủ yếu là buôn bán các mặt hàng nông sản, cung cấp lợn giống cho người chăn nuôi ở một số xã như Đông Viên, Rã Bản, Phương Viên. Trong quá trình cung cấp lợn giống từ xuôi lên miền ngược, anh phát hiện giá trị kinh tế của con lợn rừng tại Chợ Đồn, anh thấy được tiềm năng về đất đai, khí hậu và nguồn thức ăn cho chúng rất đa dạng.
Anh Chu Quang Phúc trực tiếp chăn và kiểm tra đàn lợn rừng.
Đưa chúng tôi đi thăm trang trại, anh giới thiệu, với hơn chục héc-ta đất đồi rừng, diện tích dành cho chăn nuôi không hết nhiều; khu chuồng trại chăn nuôi, khu sân để chăn thả gà, lợn khoảng hơn hai héc-ta. Anh đầu tư thành nhiều giai đoạn, trước tiên là mua đất từ 1ha, 2ha, dần dần được khoảng chục héc-ta đất. Xây chuồng trại cũng vậy, từ 1 chuồng rồi đến cả mấy dãy chuồng trại. Hiện anh đã đầu tư vào đây nhiều tỷ đồng.
Sau nhiều năm lăn lộn ở chốn hoang vu, anh Phúc đã xây dựng nên một trang trại với quy mô rộng 12ha, thường xuyên có trên 500 con lợn rừng, lợn ta địa phương, nhím, dúi và hàng trăm con gà ta thả đồi. Hằng năm, trừ chi phí đầu tư, anh thu về từ 200 – 300 triệu đồng.
Không dễ có được thành quả như hôm nay, anh Phúc cho biết: Sau ba lần thất bại, anh tiếp tục vay vốn, tái đầu tư vào chăn nuôi lợn rừng. Đặc biệt, năm 2013, anh được vay 400 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Chợ Đồn. Nguồn vốn này trở thành nguồn lực tiếp sức cho ý tưởng làm kinh tế của anh. Anh Phúc tự mình nghiên cứu, quy hoạch rõ ràng khu chăn thả, khu nuôi nhốt, sau đó tìm mua đúng giống lợn thuần và đàn lợn bắt đầu phát triển, trang trại nuôi lợn rừng dần hình thành. Gia đình anh ăn, ở trực tiếp tại trang trại, phải sát sao, phải thường xuyên kiểm tra, chăm sóc thì mới đảm bảo đàn vật nuôi khỏe mạnh phát triển.
Hiện nay trang trại còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương, với mức thu nhập tối thiểu khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài chăn nuôi, gần chục héc-ta đất của trang trại được anh quy hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán, nên anh có thêm nguồn thu để tái đầu tư vào chăn nuôi. Anh là người trực tiếp trở lợn đi giao cho khách hàng tại Hà Nội, Quảng Ninh, đảm bảo đầu ra luôn ổn định nên việc phát triển đàn đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều lao động làm việc tại trại lợn của gia đình anh có việc làm ổn định, nhờ đó mà thoát nghèo. Cùng với đó, anh Chu Quang Phúc còn nhiệt tình hướng dẫn và truyền kinh nghiệm cho rất nhiều người ở trong và ngoài địa phương đến học hỏi kinh nghiệm. Đối với những hộ có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, anh không ngại cho vay dưới hình thức cung cấp con giống để xây dựng mô hình chăn nuôi, hướng đến thoát nghèo.
Khu chuồng trại chăn nuôi lợn rừng.
Anh Phúc chia sẻ: Anh chọn vị trí xây dựng trang trại trên núi cao, ngăn sông, đi lại khó khăn là vì đặc tính của việc chăn nuôi trang trại càng biệt lập càng tốt. Thứ nhất, tránh tác động từ con người, sẽ giảm thiểu được mầm bệnh do con người mang đến, dịch bệnh do chúng ta đi khắp nơi mang về, lợn chúng vốn chẳng đi đâu ngoài khu chăn nuôi. Thứ hai, chọn đất trên đồi rừng và phải qua sông, khi người và xe đi qua sông cũng đã gần như một lần phun khử trùng, một lần “tắm sạch” trước khi vào trang trại; trên đỉnh núi không khí trong lành, còn trong rừng có rất nhiều cây rừng mà bản tính của lợn rừng rất thích ăn, nhiều cây ở rừng có tác dụng chống khuẩn như một loại kháng sinh; đất rộng đàn lợn có sân chơi, chúng mau lớn và khỏe mạnh. Trước kia đường đến trang trại khó đi, con đường dốc trơn trượt, nay anh Phúc đã tự bỏ tiền đầu tư mở rộng, đổ bê tông để xe ô tô có thể đi lại thuận tiện. Để qua sông dễ dàng, anh Phúc cũng đã đổ bê tông, tạo thành đường ngầm qua sông.
Phía sau thành công hôm nay là một câu chuyện khởi nghiệp đầy thử thách của anh vốn chưa từng có kiến thức về chăn nuôi lợn rừng. Hiện anh đã nhập và nhân giống thành công giống lợn Hương và lợn Táp Ná (Cao Bằng). Giờ đây, trang trại của anh Chu Quang Phúc đã đi vào hoạt động ổn định, với nhiều mối tiêu thụ hàng trên thị trường trong và ngoài tỉnh, đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Với những thành quả đạt được, anh Chu Quang Phúc trở thành tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, sử dụng hiệu quả vốn vay và khai thác tốt thế mạnh của địa phương.
Vì Dân
Nguồn: Báo Bắc Kạn
- lợn rừng li>
- chăn nuôi lợn rừng li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất