UBND TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị Bộ NN-PTNT điều chỉnh quy định, áp dụng hình thức buộc tiêu hủy đối với các trường hợp phát hiện gia súc, gia cầm có sử dụng chất cấm, thay vì lưu giữ trong vòng 3-15 ngày như hiện nay.
Lấy mẫu nước tiểu heo để xét nghiệm kiểm tra chất cấm
Theo đó, UBND TP.HCM cho rằng, việc lưu giữ gia súc sau khi có kết quả xét nghiệm định tính để chờ kết quả phân tích định lượng đã gặp nhiều bất cập, như nguy cơ phát sinh dịch bệnh rất lớn, diện tích chuồng lưu nhỏ hẹp, không có đủ trang thiết bị cho chăn nuôi. Đồng thời, việc lưu giữ kéo dài có thể gây cho gia súc mệt, chết và dễ xảy ra dịch bệnh dẫn đến phải xử lý. Thậm chí có tình trạng chủ cơ sở giết mổ, chủ nguồn gia súc né tránh thời gian kiểm dịch lâm sàng, không hợp tác với cơ quan thú y chăm sóc, bảo quản gia súc trong khi chờ kết quả xét nghiệm định lượng hoặc từ chối trách nhiệm lô hàng. Theo ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, thành phố đã thông báo việc xử lý những trường hợp vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đến các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và các đơn vị, hộ kinh doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn TP. Trong đó nói rõ từ ngày 20/12, các trường hợp tái phạm vi phạm có liên quan sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thì chủ lô hàng hoặc người đại diện sẽ bị phạt tiền theo Nghị định 119/2013. Ngoài ra, chủ lô hàng hoặc người đại diện còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.
Theo ông Phan Ngọc Châu, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Long An, nếu phát hiện có chất cấm thì địa phương vẫn lưu giữ gia súc, gia cầm trong thời gian 3-15 ngày để kiểm tra lại. Còn buộc chủ lô hàng hoặc người đại diện tiêu hủy ngay lô gia súc, gia cầm có chất cấm thì cần phải xem lại căn cứ pháp lý, nếu không sẽ bị kiện ngược lại.
Trái lại, tại tỉnh Đồng Nai, theo Thanh tra Sở NN-PTNT, địa phương rất khó thực hiện biện pháp quyết liệt như TP.HCM. Bởi đến nay toàn tỉnh có hơn 1,6 triệu con heo, 16 triệu con gà, 4 triệu con chim cút, 100 ngàn con dê. Số lượng heo, gà nhiễm chất cấm có thể lên tới hàng trăm ngàn con nên muốn tiêu hủy thì cần có con người, phương tiện và kinh phí lớn. Trong đó, chi phí tiêu hủy heo nhiễm chất cấm không hề nhỏ. Thế nên, việc tiêu hủy ngay sau khi phát hiện gia súc, gia cầm nhiễm chất cấm như TP.HCM là khó thực hiện được. Theo Thanh tra Sở, tính đến tháng 10/2015, Đồng Nai phát hiện 29/209 mẫu (13,88%) dương tính với chất tạo nạc Salbutamol. Tỉ lệ sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tương đối cao do thương lái mua heo nhiễm chất cấm giá cao so với heo không có chất cấm. Trong khi đó, theo Nghị định 119/2013 mức xử phạt các cơ sở chăn nuôi sử dụng chất cấm rất thấp (từ 10 triệu đến 20 triệu đồng) so với lợi nhuận mang lại từ việc sử dụng chất tạo nạc. Ngoài ra, việc quản lý chất Salbutamol của ngành y tế hiện cũng chưa tốt. Mặt khác, theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, quy định hiện hành là người nuôi 1.000 con nhiễm chất cấm cũng bị phạt như người nuôi 100 con là không hợp lý. “Chúng tôi từng đề xuất sửa đổi quy định theo hướng tăng mức xử phạt lên gấp đôi và đếm đầu gia súc, gia cầm nhiễm chất cấm để phạt. Nếu đã thành phẩm thì phải dựa theo kg nhiễm chất cấm để phạt. Trường hợp sử dụng chất cấm ở ngưỡng cao thì cần truy cứu trách nhiệm hình sự” – ông Quang nói. Ngoài ra, theo Thông tư 57/2012, các trường hợp có chất cấm dưới ngưỡng sẽ không bị phạt. Đây là quy định khiến người dân lợi dụng để sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Do vậy, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai cũng có kiến nghị sửa đổi, quy định cấm hẳn việc sử dụng chất cấm và hễ cứ phát hiện có chất cấm là phạt ngay.
Đ.QUYÊN – PHÚ LỘC
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)
Hôm qua (29/12), tin từ đoàn kiểm tra liên ngành gồm Chi cục Thú y, Đội QLTT số 2 và Trạm Thú y TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cho biết, đã bắt quả tang cơ sở giết mổ của ông Đoàn Đình Huệ (tại KP.2, phường Long Bình, TP.Biên Hòa) đang giết mổ lậu 3 con heo với tổng trọng lượng 270 kg. Ngoài ra, trên sàn mổ còn có 100 kg thịt heo bẩn đã được chế biến. Ông Huệ khai nhận, lò đã hoạt động giết mổ trái phép được hơn 1 tháng nay và thường mua heo từ thương lái rồi giết mổ đem bán lẻ ra thị trường. Đoàn liên ngành đã lập biên bản xử phạt hành chính về hành vi giết mổ lậu và xử lý số thịt heo bẩn.
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
Tin mới nhất
T6,29/11/2024
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- 5 đặc điểm then chốt để hiểu về sức mạnh của phân tích bằng dấu ấn sinh học
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất