[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sau hơn một năm triển khai thực hiện, nhiều quy định trong Luật Thú y gây ra không ít khó khăn cho cơ quan chuyên môn trong công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y và quản lý ATTP, cũng như phòng chống dịch bệnh trên địa bàn của Hà Nội.
Chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ khá cao với gần 70% như hiện nay thì việc bãi bỏ kiểm dịch nội tỉnh là khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh tại cơ sở. (Ảnh minh họa)
Kẽ hở cho sản phẩm chăn nuôi không an toàn thâm nhập thị trường
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thú y, những năm qua, ngành Thú y Hà Nội đã thực hiện tốt Pháp lệnh Thú y, đặc biệt thực hiện tốt công tác kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật để quản lý chặt chẽ và tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển.
Tuy nhiên từ tháng 7/2016, Luật Thú y có hiệu lực, các hoạt động liên quan đến công tác thú y, từ phòng chống dịch bệnh đến kiểm dịch kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật được điều chỉnh theo luật. Một số điều khoản đã được thay đổi so với Pháp lệnh Thú y (năm 2004). Theo đó quy định chỉ thực hiện kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật xuất tỉnh; đối với trứng thương phẩm cũng không cần kiểm dịch; đồng thời bỏ quy định kiểm dịch “theo số lượng, khối lượng”.
Sau hơn một năm triển khai thực hiện, Quy định này đang gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan thú y trong công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y và quản lý an toàn thực phẩm, cũng như phòng chống dịch bệnh trên địa bàn của Thành phố.
Theo Luật thú y, việc kiểm dịch được quản lý theo mối nguy cơ về dịch bệnh động vật như: động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh hoặc được phòng bệnh bằng vắc xin. Thời gian miễn dịch bảo hộ hoặc sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y nếu thực hiện đăng ký kiểm dịch thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thú y nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan thú y sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch để lưu thông trong nước.
Việc bỏ kiểm dịch nội tỉnh đã gây rất nhiều khó khăn, bất cập trong công tác kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, bởi toàn thành phố hiện có 1.070 cơ sở giết mổ, nhưng chỉ có số ít (116 cơ sở) cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp, tập trung thủ công đủ điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP. Số còn lại là cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư, gây khó khăn trong việc xác định nguồn gốc để thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ.
Mặt khác, việc bãi bỏ kiểm dịch nội tỉnh khiến cho một số lượng lớn sản phẩm động vật có nguy cơ chưa được kiểm dịch khi về đến các chợ bán cho người dân. Tình trạng bán thịt gia súc, gia cầm ngoài khu vực chợ hoặc trong khu dân cư là khá nhiều, ý thức chấp hành các quy định của người sản xuất, kinh doanh chưa cao, thậm chí còn có thủ đoạn buôn bán gian lận ngày càng tinh vi khiến cho công tác quản lý càng khó khăn. Cụ thể như các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh nhỏ lẻ được vận chuyển, kinh doanh không bao gói và nhãn hàng hóa, khi phát hiện lô hàng động vật hay sản phẩm động vật vận chuyển không có giấy chứng nhận kiểm dịch nhưng chủ hàng khai báo nguồn gốc trong tỉnh, thú y không có cơ sở kiểm tra do không thể phân biệt được sản phẩm đó trong hay ngoài thành phố. Nếu sản phẩm động vật giết mổ trái phép, việc kiểm soát nguồn gốc là vô cùng khó khăn. Trường hợp khi dịch bệnh bùng phát sẽ rất khó cho việc kiểm soát, những cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh bị ảnh hưởng trực tiếp.
Về kiểm soát trứng gia cầm, một khó khăn bất cập là theo quy định tại Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN&PTNT quy định miễn kiểm dịch trứng gia cầm tươi và chế biến (như trứng bắc thảo, trứng muối, trứng lộn, trứng ăn liền…). Điều này đồng nghĩa, tất cả các loại trứng đều bị đánh đồng và nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm là rất lớn. Người tiêu dùng sẽ hoang mang khi không biết dựa vào đâu để phân biệt trứng sạch, trứng không an toàn, trứng có nguồn gốc xuất xứ, tạo điều kiện cho trứng trôi nổi có cơ hội tràn lan trên thị trường.
Trong khi đó việc lây lan dịch bệnh các bệnh truyền nhiễm (cúm, gumboro, newcastle,…) trên đàn gia cầm thông qua việc vận chuyển trứng cũng rất dễ xảy ra. Nguy hiểm hơn, hiện tại một số dịch bệnh trên đàn gia cầm (như dịch cúm A/H7N9) có khả năng lây nhiễm sang người là rất cao, việc tiếp xúc với trứng gia cầm cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh cho người tiêu dùng.
Những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật tại các nhà hàng, khách sạn, siêu thị và các chợ có kinh doanh buôn bán và tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc từ động vật trước đây đều đã được cơ quan thú y kiểm tra, kiểm soát về số lượng, nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, việc phân công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố (theo Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của UBND thành phố Hà Nội) hiện cũng có những khó khăn cho việc kiểm tra vệ sinh thú y tại những cơ sở nêu trên.
Việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho các cơ sở, hộ kinh doanh giết mổ, sơ chế nhỏ lẻ (theo quyết định số 2582/QĐ-UBND ngày 05/6/2015 của UBND thành phố Hà Nội) hiện giao cho cấp huyện quản lý, tuy nhiên việc kiểm tra, kiểm soát của các huyện cũng còn nhiều hạn chế, bất cập nhất là việc quản lý hoạt động giết mổ, việc cấp giấy chứng nhận ATTP cho các cơ sở giết mổ, sơ chế chế biến. Điều này, cũng đã dẫn đến việc kiểm soát của các cơ quan Thú y gặp nhiều khó khăn để đảm bảo nâng cao số lượng, tỷ lệ kiểm soát động vật và sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường.
Bỏ kiểm dịch nội tỉnh gây khó cho quản lý dịch bệnh
Có thể thấy, Luật Thú y ra đời sau hơn một năm triển khai thực hiện đã tạo được hành lang pháp lý cao nhất, cơ bản đầy đủ nhằm nâng cao công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Song trên thực tế, với những vướng mắc trên thì việc bãi bỏ quy định kiểm dịch nội tỉnh sẽ rất phù hợp khi trình độ chăn nuôi phát triển, khép kín từ khâu chăn nuôi, giết mổ đến sơ chế chế biến tiêu thụ như ở các nước phát triển (theo mô hình chuỗi liên kết). Với chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ khá cao (với gần 70%) như hiện nay thì việc bãi bỏ kiểm dịch nội tỉnh là một khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh tại các cơ sở.
Về định hướng và các giải pháp trong thời gian tới, để khắc phục những khó khăn, bất cập về công tác kiểm dịch nêu trên, ngành Thú y Hà Nội đang tập trung tham mưu các cấp chính quyền tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử phạt các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật vi phạm các quy định về kiểm dịch vận chuyển, các điều kiện về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Về định hướng và các giải pháp trong thời gian tới, để khắc phục những khó khăn, bất cập về công tác kiểm dịch nêu trên, ngành Thú y Hà Nội đang tập trung tham mưu các cấp chính quyền tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử phạt các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật vi phạm các quy định về kiểm dịch vận chuyển, các điều kiện về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định pháp luật, hướng dẫn người dân lựa chọn các thực phẩm an toàn cũng cần được quan tâm thực hiện tốt hơn để người dân biết và tự giác thực hiện. Mặt khác, đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi, đồng thời gắn với quy hoạch giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố theo mô hình chuỗi liên kết sản phẩm. Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết từ chăn nuôi giết mổ đến chế biến tiêu thụ sản phẩm để tạo sản xuất khép kín. Đăng ký mã vùng, mã vạch để truy xuất nguồn gốc, chịu trách nhiệm sản phẩm, cũng như nâng cao trình độ quản lý cần được nâng lên đồng bộ, mới đảm bảo được vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; năng lực hoạt động và phát huy vai trò của các Chốt kiểm dịch động vật liên ngành của thành phố và Đội kiểm dịch lưu động để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào thành phố… Với dân số khoảng trên 10 triệu dân sinh sống lao động và học tập trên địa bàn Thành phố Hà Nội, nhu cầu sử dụng thịt gia súc, gia cầm năm 2017 ước khoảng 324.000 tấn/năm, khoảng 900 tấn/ngày. Lượng thịt gia súc, gia cầm hàng ngày được cung cấp từ các cơ sở giết mổ được kiểm soát trên địa bàn Thành phố khoảng 392 tấn/ngày, nguồn thịt nhập khẩu có kiểm soát khoảng 100 tấn/ngày. Như vậy, lượng thịt tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô được kiểm soát khoảng 492 tấn/ngày đáp ứng 55% nhu cầu tiêu thụ, tăng 8% so với năm 2016.
ThS Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội
Hà Nội hiện có tổng đàn gia súc, gia cầm đứng trong tốp đầu cả nước với tổng đàn trâu bò 170.000 con, trong đó bò sữa khoảng 15.000 con; đàn lợn trên 2 triệu con; đàn gia cầm 26 triệu con; đàn chó mèo 412.000 con. Định hướng chăn nuôi của Hà Nội là tập trung phát triển con giống để cung cấp cho các tỉnh, thành phố, ngược lại sẽ nhập gia súc gia cầm thương phẩm để tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi phát triển.
- thú y li>
- công tác kiểm dịch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- giấy phép kiểm dịch thịt li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất